Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 9 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 9 tháng 10 năm 2022 | 14:0

Điểm mặt những nơi biến đất rừng trồng sản xuất, đất nông nghiệp thành khu du lịch trái phép tại Phú Yên

Thời gian gần đây, người dân ở 2 huyện Tuy An, Sơn Hoà và TP. Tuy Hoà (Phú Yên) phản ánh không ít trường hợp mua đất nông nghiệp, đất rừng trồng sản xuất rồi tự ý đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái trái phép, khiến dư luận bức xúc.

Thời gian qua, cũng như nhiều địa phương trên cả nước, tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ để kích cầu, phát triển thị trường du lịch nội địa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch nội địa trong bối cảnh bình thường mới sau dịch Covid-19, tạo đà tăng trưởng du lịch trong các năm tiếp theo. Nhờ vậy, lượng khách du lịch đến xứ “hoa vàng cỏ xanh” ngày càng nhiều, góp phần phục hồi ngành du lịch tỉnh này.

Tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng việc địa phương khuyến kích, phát triển du lịch nội địa đã đến mua gom đất nông nghiệp, đất rừng trồng sản xuất của người dân đầu tư điểm du lịch trái phép.

Cụ thể như tại xã An Chấn, huyện Tuy An, điểm tham quan du lịch Đồi Tím do bà Nguyễn Thị Phượng (ngụ TP.Tuy Hoà) làm chủ cơ sở kinh doanh vừa bị đoàn liên ngành của huyện kiểm tra, phát hiện những sai phạm về lĩnh vực đất đai, hoạt động du lịch và xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời yêu cầu tháo gỡ một số hạng mục của công trình.

Điểm tham quan du lịch Đồi Tím có đường dây điện Bắc - Nam đi qua rất nguy hiểm.

Hay như tại khu du lịch Đá đĩa FarmStay ở thôn Phú Hạnh, xã An Ninh Đông, ông Nguyễn Phụng Trường (ngụ Bắc Ninh) tự ý xây dựng 6 loại công trình trên diện tích 722m2 đất rừng sản xuất khi chưa có kế hoạch sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Ngày 21/1/2021, UBND xã An Ninh Đông đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 4 triệu đồng đối với ông Trường trong lĩnh vực đất đai, đến nay công trình vẫn còn tồn tại và chưa thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Gần đây, du khách trong và ngoài tỉnh Phú Yên thường xuyên nhắc đến khu du lịch tự phát Sky Panorama Phú Yên ở thôn Lam Sơn, xã An Thọ, huyện Tuy An do ông Võ Lương Huyền Vân (ngụ TP. Tuy Hoà) làm chủ. Mặc dù khu du lịch này chưa được cơ quan hữu quan cấp phép xây dựng, nhưng chủ đầu tư vẫn “vô tư” đưa vào hoạt động kinh doanh. Điều đáng nói, điểm du lịch này đưa vào hoạt động gần 1 năm nay nhưng chính quyền địa phương không quyết liệt xử lý dứt điểm ngay từ đầu.

Sky Panorama Phú Yên xây dựng trên đất rừng trồng sản xuất.

Ngày 6/6, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Tuy An mới đến kiểm tra Sky Panorama Phú Yên. Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Nguyễn Ngọc Phượng, Phó chủ tịch UBND xã An Thọ xác nhận, hiện tại khu đất của ông Vân đang làm điểm du lịch là đất rừng trồng sản xuất và chưa có giấy phép hoạt động điểm du lịch này, chỉ có giấy phép đăng ký kinh doanh. Ngày 7/1/2022, UBND xã kiểm tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Võ Lương Huyền Vân với số tiền 4 triệu đồng về hành vi tự ý san gạt diện tích 14.105m2, trong đó tự ý lắp nhà gỗ với diện tích 96m2, nhà vệ sinh kiên cố trên đất trồng rừng sản xuất. Đến ngày 30/5, UBND xã tiếp tục kiểm tra thì phát hiện ông Vân thuê nhân công đang xây dựng một số công trình nên UBND xã yêu cầu dừng việc xây dựng và không được mở rộng, xây dựng bất cứ công trình nào trên đất.

Ghi nhận hiện trường thời điểm trên, đoàn kiểm tra nhận thấy khu đất trên hiện có nhà gỗ phục vụ ăn uống, nhà vệ sinh, sân khấu ca nhạc xây dựng kiên cố, cùng với đó chủ đất còn cho trồng cỏ, đào một cái hồ, dựng hàng chục chòi nhà kính, kéo điện hạ thế…

Kết luận tại buổi kiểm tra, ông Phạm Ngọc Thanh, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin huyện Tuy An - Phó trưởng đoàn kiểm tra cho biết, qua báo cáo của của UBND xã An Thọ thì hiện khu du lịch Sky Panorama Phú Yên xây dựng trên đất rừng trồng sản xuất, chưa được cấp phép xây dựng. Sau khi kiểm tra, đoàn yêu cầu ông Vân sớm hoàn thiện các thủ tục theo quy định và dừng các hoạt động xây dựng.

Ngay sau đó, ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An ký ban hành Công văn số 2211/UBND ngày 28/9/2022 về việc dừng hoạt động các hộ kinh doanh đang sai phạm trong lĩnh vực đất đai đối với hộ ông, bà Võ Lương Huyền Vân, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Phụng Trường. UBND huyện giao Chủ tịch UBND các xã An Ninh Đông, An Chấn và xã An Thọ tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ.

Tuy nhiên từ đó đến nay, địa phương vẫn chưa có động thái xử lý dứt điểm; điểm du lịch Sky Panorama Phú Yên, Đồi Tím, Đá đĩa FarmStay vẫn tồn tại và đón khách bình thường, gây bức xúc trong dư luận.

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều điểm du lịch tự phát, những điểm check-in bị phát hiện có vi phạm về lĩnh vực đất đai như: BB Farm, Long Vân Garden (huyện Sơn Hoà), Suối Mơ (thị xã Đông Hoà), thác Cây Đu (thị xã Sông Cầu), Mộc Farm (huyện Tuy An), thác H’Ly (huyện Sông Hinh), Sơn Thủy - Suối Lạnh (huyện Tây Hoà)…

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thái, quyền Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên, hầu hết các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch tự phát được đầu tư xây dựng trên diện tích đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hằng năm khác, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất… không phù hợp với quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất tại địa phương. “Các điểm du lịch tự phát này chưa hoàn tất các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; sử dụng đất sai mục đích; xây dựng các hạng mục công trình trái phép, vi phạm trật tự xây dựng; có thu tiền cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhưng chưa thực hiện việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế với cơ quan thuế địa phương…”, bà Thái cho biết thêm.

 

 

Khánh Long
Ý kiến bạn đọc
  • Long An kiên quyết xử lý, ngăn chặn đào ao, khoan giếng nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười

    Long An kiên quyết xử lý, ngăn chặn đào ao, khoan giếng nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười

    Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.

  • Cần chế tài mạnh để ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới

    Cần chế tài mạnh để ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới

    Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.

  • Nhức nhối tình trạng mất trộm mãng cầu

    Nhức nhối tình trạng mất trộm mãng cầu

    Để có được một mùa mãng cầu bội thu, nhà nông phải tiêu tốn không ít thời gian, công sức, vốn đầu tư. Tuy nhiên, những năm gần đây, ở Tây Ninh xuất hiện tình trạng hái trộm trái mãng cầu với quy mô ngày càng lớn, khiến nhiều nhà vườn rất bức xúc nhưng chưa có cách ngăn chặn hiệu quả.

  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top