Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 6 tháng 4 năm 2023 | 9:50

Định hình nông sản đặc hữu có lợi thế cạnh tranh

Tuy không rộng lớn về diện tích, quy mô, nhưng bù lại, khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất “rừng trầm biển yến” Khánh Hòa lại tạo nên tính đặc trưng, đặc hữu để sản xuất ra nhiều loại nông sản.

Nhiều cây trồng đặc trưng theo vùng

Trong suốt hành trình phát triển, ngành Nông nghiệp Khánh Hòa luôn trăn trở, tìm kiếm cây trồng, vật nuôi phù hợp. Ngày xưa, khi còn khó khăn về cái ăn, việc trồng cây lương thực cho năng suất cao chỉ là mục tiêu duy trì cuộc sống. Nhưng giờ đây, nông nghiệp tỉnh này đã hướng đến những mục tiêu cao hơn khi từng vùng, từng địa phương đã tìm ra các loại cây đặc trưng, đặc hữu có giá trị cao.

Đến vùng đất Khánh Sơn anh hùng xưa kia, nay thơm ngát mùi sầu riêng cơm vàng hạt lép. Hơn 2.000ha sầu riêng nơi đây không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo, mà đã là cây làm giàu của nông dân. Điều đáng nói là, sầu riêng Khánh Sơn có hương vị đậm đà đặc biệt, được giới sành ăn trong và ngoài nước tấm tắc khen ngon và ưu tiên lùng mua, dù giá bán có cao hơn gấp 2 - 3 lần so với sầu riêng thông thường.

Nông dân Cao Mai Hùng thoát nghèo nhờ cây sầu riêng.

Còn ở huyện miền núi Khánh Vĩnh, hơn 15 năm trước, cây mía, cây mì, lúa nương, bắp rẫy cũng chỉ giúp nông dân đủ ăn. Rồi cây bưởi da xanh xuất hiện. Ban đầu, một vài hộ trồng thử nghiệm, cây phát triển xanh tốt, hoa thơm trái ngọt cũng từ đó theo về. Trái bưởi da xanh trồng ở Khánh Vĩnh có hương vị đặc trưng, đó là phần da xanh ngắt, phần ruột đỏ hồng, mọng nước và mùi thơm dễ chịu. Trong số 1.500ha bưởi trên toàn tỉnh, phần lớn nằm ở Khánh Vĩnh, vùng chuyên canh bưởi da xanh cũng đã định hình ở địa phương này.

Xuôi về các huyện đồng bằng, hàng nghìn hecta xoài ngút tầm mắt ở Cam Lâm có tuổi đời đến cả trăm năm không đơn thuần là cây trồng nông nghiệp, xoài còn gắn bó với nhiều thế hệ người dân nơi đây. Hơn 8.000ha xoài của Khánh Hòa phần lớn nằm ở Cam Lâm. Cứ độ tháng 5 hàng năm, thời điểm xoài thu hoạch rộ, nơi đây nườm nượp xe cộ ra vào đóng xoài vận chuyển ra Bắc, vào Nam tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Dù là cây trồng mới, nhưng tỏi phát triển nhanh chóng về diện tích. Đến nay, Khánh Hòa có diện tích trồng tỏi thuộc hàng lớn nhất cả nước, cao điểm có năm lên tới 570ha, tập trung ở huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa.

Hoàn thiện chuỗi giá trị

Để những nông sản thế mạnh phát triển bền vững, nông dân Khánh Hòa  và chính quyền các cấp đã bắt tay vào việc xây dựng quy trình sản xuất bài bản, xây dựng thương hiệu và sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa. Các mã số vùng trồng sầu riêng, xoài, bưởi, lúa với diện tích hàng trăm héc-ta đã được hình thành, định danh cho nông sản trên con đường xuất khẩu chính ngạch; những thương hiệu nông sản của tỉnh đã được chứng nhận như: Nhãn hiệu tập thể “Bưởi da xanh Khánh Vĩnh”, nhãn hiệu sầu riêng Khánh Sơn cơm vàng hạt lép được Cục Sở hữu trí tuệ cấp; sầu riêng Khánh Sơn còn được Tổng hội Nông nghiệp và PTNT công bố và vinh danh là “Thương hiệu vàng nông sản Việt Nam”…

Đó là chưa kể trong gần 5 năm qua, hầu hết nông sản đặc trưng của Khánh Hòa đều đã tham gia và trở thành sản phẩm OCOP, một chương trình phát triển sản phẩm có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị bằng việc hoàn thiện chuỗi hàng hóa ngay từ khâu nguyên liệu, sản xuất, chế biến, bao bì và phân phối ra thị trường. Các sản phẩm OCOP như: Sầu riêng sấy khô, đông lạnh; xoài sấy dẻo, bánh xoài; gạo chất lượng cao Ngọc Quang, gạo thảo dược Ninh Đông… đang dần tô điểm thêm những sắc màu trong bức tranh nông nghiệp của Khánh Hòa .

Tại Chương trình hành động số 42/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Khánh Hòa  đề ra mục tiêu đưa thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 tăng gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh các giải pháp nâng cao năng lực, trình độ cho nông dân, đẩy mạnh phong trào nông dân khởi nghiệp, kinh tế nông nghiệp, Tỉnh ủy Khánh Hòa cũng định hướng phát triển trồng trọt theo hướng hình thành vùng chuyên canh rau màu, cây ăn trái, xây dựng thương hiệu nông sản, xây chuỗi giá trị, nhất là các loại nông sản đặc hữu có lợi thế cạnh tranh, như: Sầu riêng Khánh Sơn, bưởi da xanh Khánh Vĩnh, tỏi Ninh Hòa…

 

Hồng Đăng
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top