Năm 2023, tổng diện tích vải thiều của tỉnh Bắc Giang đạt 29.700 ha, sản lượng ước đạt trên 180.000 tấn. Dự kiến thời gian thu hoạch khoảng từ 25/5 - 30/7. Như vậy, chỉ còn gần một tháng nữa vải thiều Bắc Giang bước vào vụ thu hoạch.
Năm 2023, để vải thiều bảo đảm vải thiều đạt chất lượng đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường, nhất là phục vụ xuất khẩu, tỉnh Bắc Giang duy trì 178 mã số vùng trồng vải thiều đủ điều kiện sản xuất phục vụ xuất khẩu, với diện tích 16.694,9 ha. Cùng với đó, tỉnh đề nghị Cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT) cấp thêm 45 mã số vùng trồng, với diện tích 1.029,7 ha nâng tổng số vùng sản xuất lên 223 vùng trồng, với diện tích 17.724,6 ha; sản lượng ước đạt trên 115.000 tấn phục vụ xuất khẩu.
Năm 2023, tỉnh Bắc Giang có 178 mã số vùng trồng vải thiều đủ điều kiện sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các địa phương, nhất là hai huyện trọng điểm Lục Ngạn và Tân Yên tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất vải thiều xuất khẩu nắm vững các tiêu chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giám sát chặt chẽ việc kiểm dịch thực vật... của từng thị trường nước nhập khẩu vải thiều để triển khai tổ chức vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu đáp ứng các tiêu chí của các nước nhập khẩu đề ra, nhất là đối với thị trường cao cấp (Mỹ, Úc, Nhật Bản...).
Để đảm bảo sản lượng, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn của nhiều phân khúc thị trường, tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các địa phương tập trung theo dõi, nắm bắt, chỉ đạo sâu sát hoạt động sản xuất, chế biến. Rà soát, quản lý chặt chẽ các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đảm bảo thực hiện tốt các quy định của nước nhập khẩu; chú trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Hướng dẫn các hộ sản xuất trong vùng trồng chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, bao bì tem nhãn, thùng xốp, trang thiết bị, dụng cụ thu hoạch theo yêu cầu của thị trường.
Sản lượng vải thiều năm 2023 ước đạt trên 180.000 tấn
Trong vấn đề tiêu thụ, năm 2023, xác định thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu đều quan trọng, do đó, tỉnh Bắc Giang vừa khai thác tối đa thị trường nội địa, vừa đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm vải thiều với thị trường các nước như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, các nước EU,…
Năm nay, vải thiều dự kiến tiêu thụ ở thị trường nội địa 84.000 tấn (chiếm khoảng 46,7% tổng sản lượng). Kênh tiêu thụ vải thiều thông qua các thương nhân phân phối, chợ đầu mối các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng...), các tỉnh, thành phố miền Trung và miền Nam (Thủ Đức, Bình Điền, Hóc Môn - TP Hồ Chí Minh, Dầu Dây - Đồng Nai, Hòa Cường - Đà Nẵng...), các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị (GO, Mega Market, Saigon Co.op, Hapro, Aeon, Lotte, Vinmart…), các chợ truyền thống thông qua các thương nhân, doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ.... và trên các Sàn Thương mại điện tử lớn trong nước và quốc tế (Voso, Sendo, Tiki, Shopee, Lazada, Postmart, Alibaba, Amazon…); bán trực tuyến trên nền tảng online, mạng xã hội facebook, Zalo, Youtube…
Trong khi đó, thị trường xuất khẩu dự kiến tiêu thụ 96.000 tấn (chiếm khoảng 53,3% tổng sản lượng), tập trung chủ yếu thị trường truyền thống Trung Quốc và các quốc gia, khu vực như: EU, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia và một số nước Đông Nam Á, UAE và một số nước khu vực Trung Đông… trong đó thị trường Nhật Bản, EU (Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ý…).
Năm 2023, Bắc Giang có 16.694,9 ha vải thiều đủ điều kiện xuất khẩu đi khác thị trường.
Để vải thiều tiêu thụ được thuận lợi, Bắc Giang đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài việc tổ chức hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại hai huyện trọng điểm Tân Yên, Lục Ngạn, tỉnh thành lập các đoàn công tác khảo sát, tìm hiểu thị trường tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam Trung Quốc; khảo sát thị trường các cửa khẩu của tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, các chợ đầu mối phía Nam; làm việc với một số tỉnh, thành phố, hệ thống phân phối, chợ đầu mối… đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều cũng như các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh. Đồng thời tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của tỉnh vào thị trường Mỹ.
Cùng với đó, tỉnh tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, thương nhân đón thương nhân Trung Quốc sang thu mua vải thiều; tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu vải thiều vào các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Mỹ, các nước EU…
Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ vải thiều tươi và các sản phẩm chế biến từ vải thiều tại các hội chợ, triển lãm, Tuần hàng trái cây, nông sản tại các tỉnh, thành phố. Tổ chức gian trưng bày tham gia quảng bá vải thiều và các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh Bắc Giang. Triển khai bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Voso.vn, Vietel post, Alibaba...
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.