Trong năm 2022, toàn tỉnh Lâm Đồng có 624 trang trại sản xuất, kinh doanh, giảm 108 trang trại so với năm 2021. Việc giảm số lượng trang trại do nâng cấp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trong 624 trang trại đang hoạt động tại tỉnh Lâm Đồng bao gồm các lĩnh vực hoạt động như: trồng trọt (184 trang trại); chăn nuôi (421 trang trại); thủy sản (3 trang trại), sản xuất, kinh doanh tổng hợp (16 trang trại). Nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh bình quân hơn 4,6 tỷ đồng/trang trại. Mức đầu tư trang trại thấp nhất là 40 triệu đồng, cao nhất là 15 tỷ đồng. Giá trị sản xuất hàng năm trung bình đạt gần 1,3 tỷ đồng/trang trại.
Việc giảm số lượng trang trại tại Lâm Đồng do nâng cấp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã
Hiện nay, nhiều trang trại tại Lâm Đông đang tích cực áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật chăn nuôi heo hướng nạc, gà công nghiệp; bố trí cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, đầu tư cơ giới hoá sản xuất đang được thúc đẩy nhanh như: máy kéo, máy bơm, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, qua đó tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tiêu thụ cạnh tranh trên thị trường...
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.