Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm 2022 | 15:5

HLV và TT huyện Như Thanh: Vận động hội viên phát triển nông nghiệp thông minh và chú trọng liên kết theo chuỗi giá trị

Năm năm qua, bên cạnh việc củng cố, xây dựng tổ chức, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Như Thanh (Thanh Hóa) còn tích cực hưởng ứng và chung sức xây dựng nông thôn mới. Nhất là đóng góp lớn vào phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường, chỉnh trang nhà ở; hiến đất xây dựng các công trình phúc lợi; cải tạo vườn tạp và xây dựng vườn hộ…

Trang trại chăn nuôi lợn ngoại tập trung tại xã Xuân Khang,  huyện Như Thanh của Công ty TNHH quốc tế Việt Đức.

 

Tiến tới sản xuất nông nghiệp thông minh

Như Thanh hiện có 3.293/7.941 vườn ở 12 xã, thị trấn, với diện tích trên 705ha. Trong đó: cải tạo 2.941 vườn; xây dựng vườn hộ đảm bảo tiêu chí số 09 thuộc quyết định số 25/2018/QĐ-UBND, ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Thanh Hoá về xây dựng nông thôn mới nâng cao là 352 vườn (gồm 142 vườn được hỗ trợ chính sách và 210 vườn nhân dân tự bỏ vốn thực hiện). Điển hình như các xã: Xuân Du, Cán Khê, Yên Lạc, Phú Nhuận, Hải Long và Yên Thọ. Số vườn được hội viên, nông dân cải tạo và xây dựng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều vườn tập trung đầu tư trồng thuần loài cây ăn quả như: Nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Diễn, bưởi da xanh;, hồng xiêm, xoài, ổi, mít Thái và một số loại cây khác như: Na, táo, vú sữa,…

Về phát triển kinh tế trang trại, nếu như năm 2017, toàn huyện có 364 trang trại thì đến nay chỉ còn 24 trang trại đạt tiêu chí theo quy định, do tiêu chí về giá trị thu nhập tăng cao. Nhiều trang trại phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, tuần hoàn không chất thải, tiến tới sản xuất nông nghiệp thông minh, cho thu nhập cao và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại chỗ. Hiện nay, có 290 hội viên có trang trại quy mô 3 - 50 ha; 41 hội viên chăn nuôi gà thả vườn quy mô từ 1.000 đến 4.000 con/lứa; 24 hội viên có trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư số 02, điển hình như các đơn vị: Xuân Du, Thanh Tân, Yên Lạc, Cán khê, Hải Long, Phú Nhuận và Xuân Phúc.

Nuôi ong mật cũng được hội viên quan tâm phát triển, năm 2017 mới có 3.976 đàn, nay tăng lên 8.178 đàn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương nói chung và hội viên Hội Làm vườn và Trang trại nói riêng.

Hội Làm vườn và Trang trại từ huyện đến cơ sở đã triển khai và xây dựng thành công 25 mô hình sản xuất từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn như: mô hình máy cấy kéo tay tại xã Xuân Du, quy mô 15 máy với 40 hộ tham gia để gieo cấy 12 ha lúa nước; mô hình sử dụng chế phẩm sinh học BALASA-N01 để làm đệm lót chăn nuôi gà có 60 hộ tại 8 xã, thị trấn tham gia, với diện tích 7.500m2; mô hình 6ha lúa nước vụ mùa của 4 xã Cán Khê, Yên Thọ, Phú Nhuận và Thanh Kỳ sử dụng chế phẩm Sumitri để xử lý gốc rạ và ủ phân hữu cơ;  mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trồng nấm ăn, nấm bào ngư, nấm mộc nhĩ và trồng dưa Kim hoàng hậu trong nhà màng của hội viên Lê Đình Trúc (xã Yên Thọ); mô hình 10 ha ngô sinh khối để cung cấp thức ăn xanh cho bò sữa tại xã Phú Nhuận; mô hình xử lý môi trường trong chăn nuôi với quy mô 32.000 con gà, 1.200 con lợn, 62 con bò; 5.000m2 ao nuôi cá, được Tỉnh hội hỗ trợ 50kg chế phẩm BALASA-NO1 và 300 lít chế phẩm EM gốc năm 2022.

Huyện Hội đã đấu mối với các công ty thức ăn chăn nuôi xây dựng mô hình nuôi gà thịt thả vườn, quy mô hơn 30.000 con tại các xã: Xuân Du, Hải Long, Cán Khê, đến nay có hơn 40 hộ tham gia; triển khai và nhân rộng mô hình nuôi ốc cho 52 hội viên ở các xã: Yên Lạc, Mậu Lâm, Thị trấn Bến Sung, Phú Nhuận, Thanh Kỳ và Hải Long; mô hình phát triển đàn ông mật ở xã Xuân Du kết hợp trồng hoa đào; mô hình nuôi giun lai và nuôi dúi, nuôi dế tại xã Phú Nhuận…

Chú trọng sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Năm năm qua, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Như Thanh đã tổ chức 71 lớp tập huấn kỹ thuật cho 3.261 lượt hội viên và nông dân tham gia, tổ chức 56 cuộc thăm quan cho 761 lượt người… Nhờ đó, nhiều hội viên đã mạnh dạn phá bỏ cây trồng kém hiệu quả để trồng cây ăn quả thuần loài, toàn huyện đã cải tạo được 517 cây nhãn trơ, bưởi chua để ghép mắt nhãn lồng Hưng yên và bưởi Diễn với tổng số lượng gần 20.000 mắt ghép, cây ghép đã cho thu hoạch với năng suất cao và chất lượng đảm bảo đặc trưng của giống.

Đặc biệt, năm 2020, có 5 hộ tại Yên Lạc và Thanh Tân đã trồng nhãn siêu ngọt với quy mô 200-1.500 cây/hộ, đồng thời ký hợp đồng với Công ty Giống cây trồng Minh Đức bao tiêu sản phẩm.

Huyện Hội phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, chỉ đạo và hỗ trợ xây dựng 142 vườn hộ cho 142 hội viên ở các xã: Cán Khê, Xuân Du, Mậu Lâm, Hải Long, Phú Nhuận, Yên Thọ, Xuân Phúc và Yên Lạc, thực hiện theo tiêu chí số 9 về xây dựng nông thôn mới nâng cao, với quy mô mỗi vườn 500 - 1.500m2 để trồng cây ăn quả các loại.

Để phát triển sản xuất đảm bảo quy trình kỹ thuật và yên tâm về đầu ra cho sản phẩm.  Hội Làm vườn và Trang trại huyện cùng với Hội Làm vườn các xã  đấu mối, phối hợp với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh triển khai và thực hiện một số mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị từ khi bắt đầu triển khai đến bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Điển hình như: Mô hình trồng nhãn siêu ngọt liên kết với Công ty Giống cây trồng Minh Đức (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) của các hội viên Lê Trọng Dung, Lê Ngọc Linh, Nguyễn văn Trường (xã Yên Lạc), Lê Thị Hương (xã Thanh Tân); mô hình chăn nuôi gà thả vườn liên kết với Công ty GASAVI, DABACO, Tấn Trường và Công ty thức ăn chăn nuôi Phú Gia của các hội viên: Bùi Văn Duy, Quách Văn Hạ, Bùi Thị Lý (xã Xuân Du), Quách Văn Bộ (xã Mậu Lâm), Hà Văn Thiết (xã Cán Khê).

 

Ban Chấp hành Hội Làm vườn và Trang trại huyện Nông Cống khóa VI, nhiệm kỳ 2022-2027 ra mắt Đại hội.

 

Thực hiện Nghị quyết số 52 của HĐND huyện Như Thanh, Hội Làm vườn và Trang trại huyện đã hướng dẫn hội viên có sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối với Trung tâm DVNN huyện để tiêu thụ sản phẩm. Nhìn chung, các sản phẩm có số lượng tương đối  lớn như: Cam, bưởi, mật ong, miến dong… đã được Trung tâm DVNN hỗ trợ tiêu thụ nên không có sản phẩm bị ứ đọng, giúp hội viên và bà con nông dân yên tâm sản xuất.

Triển khai phương phướng nhiệm kỳ mới

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Hội Làm vườn và Trang trại huyện Như Thanh lần thứ V, nhiệm kỳ 2022-2027, ông Trần Đức Năng, Phó chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa và ông Hàn Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh đã ghi nhận, biểu dương kết quả hoạt động của Hội Làm vườn và Trang trại huyện Như Thanh đạt được, đồng thời đề nghị Hội tiếp tục khắc phục hạn chế trong nhiệm kỳ IV, tập trung triển khai phương phướng nhiệm kỳ V đã đề ra một cách nghiêm túc, khoa học và cụ thể. Chỉ tiêu phấn đấu của Đại hội trong giai đoạn phát triển mới là sự kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của cán bộ, hội viên, là sự khẳng định việc đổi mới phương thức hoạt động của Hội để mang lại hiệu quả thiết thực. Tổ chức Hội là ngôi nhà chung cho sự phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại bền vững và sẽ sát cánh cùng với các ngành đoàn thể trong huyện thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.

Trên tinh thần dân chủ, đổi mới, Đại hội đã bầu 23 người vào BCH hội khóa V, nhiệm kỳ 2022-2027.

Quốc Thịnh

 

Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top