Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện có 117 mã số vùng trồng đã được cấp mã số (bao gồm 106 mã số duy trì và 9 mã số cấp mới trong năm 2022 và 2 mã số sầu riêng đã được cấp trong năm 2023).
Hiện nay, các ngành chức năng có liên quan đang rà soát, tổng hợp hồ sơ đăng ký mã số vùng trồng (MSVT) và cơ sở đóng gói (CSĐG) các sản phẩm tham gia xuất khẩu; theo dõi giám sát các MSVT và CSĐG đã được cấp theo kế hoạch; tiếp tục hoàn thiện 16 hồ sơ đề nghị cấp mới MSVT (2 vùng trồng chanh, 14 vùng sầu riêng), 2 CSĐG theo quy định.
Trong 117 mã số vùng trồng thì trên cây mít chiếm đa số với hơn 40 mã số.
Việc cấp mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất liên quan chặt chẽ đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Một số quốc gia yêu cầu trái cây của phía Việt Nam phải có mã số vùng trồng mới được phép xuất khẩu sang các nước này, như: Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc.
Còn theo quy định của Trung Quốc, quả tươi nhập khẩu vào nước này bắt buộc phải có thông tin truy xuất nguồn gốc và yêu cầu Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói quả tươi cho Cơ quan thẩm quyền của phía Trung Quốc. Để đảm bảo xuất khẩu quả tươi thuận lợi, đáp ứng quy định của nước nhập khẩu, thời gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện cấp thông tin vùng trồng và cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu...
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.