Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 30 tháng 9 năm 2023  
Thứ hai, ngày 18 tháng 9 năm 2023 | 15:30

Hiệu quả mô hình nuôi heo đen ở Thuận Bắc

Là một trong 5 tập thể tiêu biểu được nhận Bằng khen của UBND tỉnh Bình Thuận vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2018-2023, Chi hội nuôi heo đen Thuận Bắc theo chuỗi giá trị tại xã Lợi Hải không chỉ giúp hội viên nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, mà còn góp phần hiệu quả vào chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Ông Nguyễn Văn Anh, Chi hội trưởng Chi hội nuôi heo đen Thuận Bắc, cho biết: Chi hội thành lập năm 2015, trụ sở tại thôn Suối Đá, chủ yếu tập trung các hộ có cùng ngành nghề với nhau. Khi mới thành lập, nhiều hộ còn khó khăn vì không tìm được phương thức sản xuất hiệu quả, có hộ muốn chuyển đổi đối tượng nuôi nhưng lại thiếu vốn. Khi tham gia chi hội nuôi heo đen, hội viên được tập huấn kỹ thuật, thay đổi tư duy sản xuất và được hỗ trợ vốn để đầu tư con giống. Từ đó, nhiều hộ có điều kiện vươn lên thoát nghèo, một số hộ tích lũy khoản dư từ nuôi heo đen và trở nên khấm khá. Đến nay, chi hội có 19 hộ tham gia, tăng 2 hộ so với thời điểm ban đầu.

Đàn heo đen của gia đình ông Nguyễn Văn Anh, ở thôn Suối Đá, xã Lợi Hải (Thuận Bắc).

Theo ông Anh, trước đây, gia đình ông cũng là hộ khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa vào trồng lúa nhưng hiệu quả không cao. Năm 2016, ông tham gia Chi hội nuôi heo đen của xã Lợi Hải và được hỗ trợ 30 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư nuôi 10 con heo giống. Mỗi năm heo đen sinh sản 2 lứa, mỗi lứa  8-10 con. Sau mỗi năm, số heo trong trại nuôi của gia đình  tăng lên nhanh chóng, có thời điểm gia đình nuôi đến 150 con heo đen, trong đó có 10 con heo nái. Với giá bán heo giống thời điểm 2017-2020 từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/con và 120.000-150.000 đồng/kg thịt hơi, sau mỗi lần xuất bán, gia đình ông thu về khoảng 30-40 triệu đồng. Tùy vào trọng lượng và mức độ sinh sản của đàn mà mỗi năm ông thu lãi 80-100 triệu đồng, cao hơn so với trồng hoa màu trước đó. Sau nhiều năm tích lũy, ông đã xây được căn nhà khang trang.

Còn anh Đỗ Ngọc Anh ở thôn Suối Đá vui mừng cho biết: Đây là năm thứ 6 gia đình nuôi heo đen. Thông qua Chi hội nuôi heo đen và Hội Nông dân xã hỗ trợ, gia đình có vốn đầu tư nuôi heo đen, được tập huấn kỹ thuật  và cách phòng ngừa bệnh trong quá trình chăn nuôi. Từ ngày nuôi heo đen, gia đình có nguồn thu ổn định, trung bình mỗi năm có thu nhập 50-60 triệu đồng.

Xã Lợi Hải là địa phương có đông đồng bào Raglai sinh sống. Mô hình nuôi heo đen của Chi hội nuôi heo đen Thuận Bắc đã hướng người chăn nuôi theo mô hình tập trung, xây dựng chuồng trại, đầu tư nhân rộng đàn nuôi thương phẩm, đang được xem là giải pháp hữu hiệu giúp bà con vươn lên thoát nghèo.

Theo ông Nguyễn Văn Hợp, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lợi Hải: Toàn xã hiện có gần 700 hộ chọn heo đen làm vật nuôi để phát triển kinh tế. Nhìn chung, các hộ đã chuyển từ chăn thả tự nhiên sang nuôi thả trong phạm vi vườn có rào chắn để hạn chế dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường. Heo đen giờ đây là vật nuôi chủ lực mang lại nguồn thu nhập khá để nông dân vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã xuống còn hơn 2%, hộ cận nghèo còn 7%,...

Nhiều hộ nuôi heo đen cho biết, thời điểm hiện nay, dù giá heo đen không cao như trước, nhưng thương hiệu heo đen Thuận Bắc đã được nhiều nơi biết đến, nên giá heo hơi có xuống thấp thì người nuôi vẫn có thể duy trì đàn. Bởi đặc tính của heo đen phần lớn ăn cỏ cây, rau củ, phế phẩm nông nghiệp nên tiết giảm được chi phí thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, heo đen có sức đề kháng khá tốt, trong quá trình nuôi sẽ giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, cùng với khả năng sinh sản nhanh nên người nuôi cũng dễ tái đàn và đỡ công chăm sóc so với các loại heo khác.

Để tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của các chi hội nghề nghiệp trên địa bàn xã, thời gian tới, xã Lợi Hải sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình chăn nuôi hiệu quả trong người dân gắn với phát huy hiệu quả nguồn quỹ hỗ trợ nông dân, chú trọng xây dựng liên kết sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần tạo đầu ra ổn định để nông dân nâng cao thu nhập.

Anh Thi
Ý kiến bạn đọc
  • Tìm giải pháp thích ứng với BĐKH để chung sống và phát triển bền vững

    Tìm giải pháp thích ứng với BĐKH để chung sống và phát triển bền vững

    Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”.

  • Người phụ nữ Bhnoong làm kinh tế giỏi

    Người phụ nữ Bhnoong làm kinh tế giỏi

    Chị Hồ Thị Nhé, người Bhnoong (dân tộc Giẻ-triêng) ở thôn 1, xã Phước Đức (Phước Sơn - Quảng Nam) là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, thu lãi bình quân trên 150 triệu đồng/năm.

  • Thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại Quảng Nam

    Thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại Quảng Nam

    HĐND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 17 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Quảng Nam. Gần 4 năm qua, các cấp hội nông dân của tỉnh đã nỗ lực triển khai nhiều phần việc liên quan, góp phần mang lại những thành quả lớn.

  • Tiên phong trồng đào cảnh, thu lãi trên 500 triệu đồng/năm

    Tiên phong trồng đào cảnh, thu lãi trên 500 triệu đồng/năm

    Người dân xã Vũ Sơn (Bắc Sơn - Lạng Sơn) đều nể phục ý chí và nghị lực vươn lên làm giàu của anh Dương Văn Đoàn (sinh năm 1978), thôn Nà Pán. Anh là người đầu tiên trên địa bàn xã đưa cây đào cảnh về trồng tại vườn, có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.

  • Nghề cho na Thái đậu trái

    Nghề cho na Thái đậu trái

    Những năm gần đây, nông dân các phường giáp ranh địa bàn 2 quận Ô Môn và Thốt Nốt (Cần Thơ) chọn trồng cây na Thái (còn gọi là mãng cầu Thái) khá nhiều. Na Thái dễ trồng, sinh trưởng tốt, giá thành cao... nên bà con mở rộng diện tích.

  • Phát triển cây ăn quả bền vững và nâng cao giá trị xuất khẩu

    Phát triển cây ăn quả bền vững và nâng cao giá trị xuất khẩu

    Để phát triển cây ăn quả một cách bền vững, nâng cao giá trị xuất khẩu cũng như xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm cây ăn quả, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đang đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng, hạn chế tình trạng người dân trồng ồ ạt.

Top