Mô hình "Sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP" ở xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè (Tiền Giang) với quy mô 10ha, có 12 hộ ở ấp Hậu Phú 1 tham gia.
Tham gia mô hình, nông dân tuân thủ nghiêm theo quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và sử dụng phân hữu cơ từ phụ phẩm làm phân bón cho cây. Do đó, giúp cây bưởi sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất cao hơn so với sản xuất đại trà 1,5 tấn/ha. Ngoài ra, bưởi trong mô hình được các công ty, doanh nghiệp thu mua với giá cao hơn ngoài mô hình 2.500 đồng/kg.
Nhờ tiết kiệm chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công lao động, lợi nhuận bình quân của mô hình đạt hơn 600 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài mô hình 136 triệu đồng/ha.
Mô hình góp phần làm chuyển biến nhận thức của nông dân về sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, thúc đẩy, phát triển sản xuất bưởi theo hướng nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả, bền vững, tạo động lực ban đầu cho nông dân hình thành những chuỗi liên kết trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có chất lượng ngày càng cao theo nhu cầu của thị trường.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.