Hội Khoa học, Kỹ thuật và Làm vườn huyện Triệu Phong (Quảng Trị) vừa tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ IX và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
Thời gian qua, Hội đã tích cực triển khai thực hiện nghị quyết của Trung ương, địa phương và đã đạt được nhiều thành tích khả quan.
Triển vọng mô hình chăn nuôi bò chuyên thịt thâm canh
Mô hình được triển khai tại thôn Linh An (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong), quy mô 10 con. Bò đưa vào nuôi là giống bò chuyên thịt (BBB), độ tuổi trung bình 12 tháng tuổi.
Mô hình chăn nuôi bò chuyên thịt thâm canh tại thôn Linh An, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong.
Triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị hỗ trợ 50% vật tư; cán bộ kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn cho hộ nuôi và các hộ dân trong vùng quy trình chăn nuôi bò thịt thâm canh. Mô hình triển khai trong 10 tháng, từ ngày 15/1 - 15/11/2023. Sau hơn 6 tháng nuôi, trọng lượng bình quân đạt 437,4kg/con; tăng trọng bình quân 1,28kg/con/ngày; bò sinh trưởng và phát triển tốt.
Ông Nguyễn Văn Tung (thôn Linh An, xã Triệu Trạch), hộ thực hiện mô hình cho biết, nhờ áp dụng quy trình chăn nuôi bò thịt thâm canh theo quy trình kỹ thuật của cán bộ khuyến nông hướng dẫn mà đàn bò của gia đình có tầm vóc và tăng trọng cao hơn nhiều. Nhờ được chăm sóc chu đáo, cho ăn đúng khẩu phần nên bò lớn nhanh, cơ bắp phát triển, nhất là phần cơ mông, ngoại hình đẹp. Khi xuất bán bò, gia đình có nguồn thu nhập khá cao. Thời gian tới, ông sẽ phát triển và nhân rộng mô hình.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị Trần Cẩn cho biết, với sự quan tâm hỗ trợ từ UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, những năm qua, Trung tâm liên tục triển khai chương trình cải tạo đàn bò. Chăn nuôi bò thịt thâm canh, vỗ béo an toàn sinh học, thực hiện các mô hình trình diễn giúp nông dân hiểu được lợi ích của cải tạo con giống, áp dụng các biện pháp nuôi dưỡng bò sinh sản, bò thịt thâm canh cũng như các biện pháp phòng trị bệnh. Thay đổi tập quán chăn nuôi từ quảng canh sang đầu tư thâm canh, có quản lý. Nhờ đó, chất lượng đàn bò ngày càng được nâng cao, mang lại nguồn thu nhập khá cao cho nông dân.
Kết quả tích cực
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Hội Khoa học, Kỹ thuật và Làm vườn huyện Triệu Phong phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức Hội; quyền lợi, trách nhiệm của hội viên và đội ngũ trí thức, nhà khoa học và người làm vườn; thành tựu khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ có liên quan trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để phát triển kinh tế - xã hội.
Đến nay, Hội có 319 hội viên, trong đó có 235 hội viên là cán bộ, công chức, viên chức; 84 hội viên là chủ trang trại, gia trại, chủ vườn.
Hội đã đăng tải 4 mô hình lên trang mạng lưới thanh niên khởi nghiệp tỉnh Quảng Trị, 20 mô hình lên trang QuangTrimart. Phối hợp cùng các cơ quan hữu quan, các cơ quan chức năng tổ chức 6 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho 180 đối tượng về quản lý dịch hại theo IPM và xử lý môi trường sau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Tổ chức 18 buổi truyền thông “về phân loại rác thải tại nguồn” cho hơn 1.800 lượt người của các xã xây dựng nông thôn mới; tham gia ý kiến 13 công trình, thẩm định 14 công trình. Các mô hình về canh tác tự nhiên, chăn nuôi an toàn sinh học, mô hình nuôi thủy sản lồng ghép, đối tượng nuôi mới tiếp tục được thực hiện (hiện có 60ha canh tác tự nhiên, tăng 4,5ha; 82ha lúa theo hướng hữu cơ, 10 ha lúa theo tiêu chuẩn VietGAP).
Trên địa bàn huyện hiện có 58 cơ sở đạt quy mô trang trại theo Luật Chăn nuôi (01 trang trại quy mô lớn, 14 trang trại quy mô vừa, 43 trang trại quy mô nhỏ). Các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP tiêu biểu được đưa lên sàn thương mại điện tử PostMart.vn, VoSo.vn (hơn 30 sản phẩm). Phát động cuộc thi Sáng tạo trẻ năm 2023, có 27 sản phẩm tham gia Cuộc thi Sáng tạo trẻ cấp huyện. Qua tổ chức chấm các sản phẩm, Ban tổ chức đã chọn 10 sản phẩm tham gia cuộc thi cấp tỉnh.
Đẩy mạnh hoạt động
Tại Hội nghị Ban chấp hành lần thứ IX và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, Hội Khoa học, Kỹ thuật và Làm vườn huyện Triệu Phong đã xây dựng kế hoạch bổ sung nhiệm vụ nhiệm kỳ Đại hội lần thứ nhất (2018-2023), kéo dài đến hết năm 2024.
Hội Khoa học, Kỹ thuật và Làm vườn huyện Triệu Phong tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ IX và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
Ông Nguyễn Thành Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong đánh giá cao kết quả đã đạt được của Hội Khoa học, Kỹ thuật và Làm vườn huyện trong 6 tháng đầu năm 2023, nhất là về công tác xây dựng và phát triển tổ chức, kết nạp hội viên; hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức; hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; hoạt động khoa học công nghệ; hoạt động sáng tạo kỹ thuật...
Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong cũng đề nghị Hội cần mời gọi, thu hút các nhà khoa học, các thành phần trí thức, hội viên liên quan đến lĩnh vực của mình để tham gia, góp ý vào các chương trình, đề án, các quy hoạch của huyện, các xã có hiệu quả hơn. Đồng thời, các ban, ngành cần quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất để Hội hoạt động tốt hơn.
Ông Phan Quang Giải, Phó chủ tịch Thường trực HĐND huyện, Chủ tịch Hội Khoa học, Kỹ thuật và Làm vườn huyện Triệu Phong cho biết, thời gian tới, sẽ tiếp tục thực hiện tốt quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Hội, các chi hội và các ngành. Tổ chức, phối hợp tổ chức quán triệt các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước liên quan đến hội viên và người lao động.
Tiếp tục quán triệt các nội dung trong Quyết định số 14/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 31/2020/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện tiếp tục khuyến khích, động viên đội ngũ trí thức, công chức, viên chức, người lao động không ngừng học tập, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực để phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tuyên truyền vận động hội viên, đội ngũ trí thức khoa học tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật năm 2023 theo ngành, lĩnh vực công tác. Tham gia và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, môi trường sinh thái, xã hội hóa giáo dục, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, an toàn thực phẩm, phát triển nên nông nghiệp sạch.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.