Sáng 28/12, Hội Làm vườn TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hội năm 2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023.
Năm 2022, Hội Làm vườn TP. Hải Phòng đã phát triển được 224 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn thành phố là 31.482 hội viên. Hội đã tổ chức 384 lớp tập huấn cho 54.355 lượt hội viên nông dân tham gia; trong đó, Thành Hội trực tiếp tập huấn 24 lớp cho 2.160 người; Thành Hội phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố, Trung tâm Khuyến nông thành phố mở 11 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh, cây rau mầu, hướng dẫn xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn, tư vấn hướng dẫn xây dựng mô hình vườn theo hướng homstay gắn với du lịch cộng đồng cho các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Đồ Sơn, Vĩnh Bảo cho 1.450 hội viên tham dự.
Hội Làm vườn TP. Hải Phòng tổng kết công tác tổ chức Hội năm 2022.
Công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, dậy nghề, hội thảo được tăng cường. Các quận, huyện chủ động phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Hội Nông dân tổ chức được 360 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho 33.195 hội viên tiêu biểu tham dự và 21 buổi hội thảo khoa học kỹ thuật cho 1.161 hội viên, các đơn vị làm tốt như Hội huyện Vĩnh Bảo tổ chức 215 lớp cho 21.465 người, Kiến Thụy 17 lớp 945 người, huyện Tiên Lãng 15 lớp cho 1.030 người…
Trong công tác xây dựng các mô hình trình diễn, Hội cùng các cơ sở hội đã xây dựng mô hình vườn sinh thái với quy mô 12 ha tại xã Hùng Thắng, Khởi Nghĩa huyện Tiên Lãng; Mô hình nuôi cá nước ngọt thương phẩm với quy mô 1 ha tại xã Tú Sơn huyện Kiến Thụy. Cùng với đó là hướng dẫn cho hội viên phát huy mô hình nuôi gà lông mầu thả vườn bằng thảo dược; gà thịt theo công nghệ sạch; mô hình rau an toàn… tại các xã như: Quang Phục, Toàn Thắng, Hùng Thắng, Tiên Minh, Đại Thắng…
Xâu dựng mô hình vườn mẫu theo hướng hữu cơ, tuần hoàn tại gia đình Anh Nguyễn Thế Hùng (xã Chiến Thắng, huyện An Lão, TP. Hải Phòng với quy mô 3ha, hiện mô hình đang trong giai đoạn thi công. Ngoài ra, Thành Hội còn phối hợp với các huyện đi khảo sát lựa chọn được 4 mô hình về trồng trọt để tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật, phân bón để các gia đình cải tạo vườn theo hướng hữu cơ và tuần hoàn theo kế hoạch của Hội.
Hội Làm vườn thành phố biểu dương một số tập thể, cá nhân có thành tích năm 2022.
Trong công tác xây dựng cải tạo vườn tạp, hưởng ứng tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác nhân dịp đầu xuân 2022 các cấp Hội quận, huyện đã đồng loạt ra quân trồng được 35.421 cây xanh các loại trong đó có 15.423 cây ăn quả chủ yếu là nhãn, xoài, ổi giống mới, thanh long, 24.678 cây lấy gỗ, cây bóng mát trên các tuyến đường và nơi công cộng góp phần cải tạo cảnh quan môi trường, một số đơn vị làm tốt như Vĩnh Bảo, Kiến An, Cát Hải, Thuỷ Nguyên, Dương Kinh …
Hội đã tích cực cải tạo chăm sóc 512 ha vườn tạp, trồng mới các vườn cây ăn quả, xây dựng mô hình mới mang lại giá trị kinh tế. Trồng mới thêm được 45.432 cây giống các loại như vải thiều, nhãn lồng, thanh long ruột đỏ, bưởi Diễn, mít Thái Lan, hồng xiêm, xoài thái, ổi lai, chuối tiêu hồng… Trồng 1.431 ha rau màu theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ đời sống nhân dân thành phố.
Bước sang năm 2023, Hội Làm vườn TP. Hải Phòng tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên và nông dân nhân rộng mô hình vườn mẫu, góp phần vào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm phát triển kinh tế vườn theo hướng hàng hóa, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hành nông nghiệp tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu, tổng kết mô hình để rút kinh nghiệm nhân rộng, mỗi địa phương chọn 1 sản phẩm có lợi thế để phát triển, kết hợp tổ chức thăm quan học tập kinh nghiệm cả trong và ngoài thành phố…
Nhân dịp này, Hội Làm vườn TP. Hải Phòng tặng giấy khen cho 6 tập thể, 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào tổ chức Hội năm 2022.
Phạm Trang
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.