Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 9 tháng 11 năm 2023 | 20:52

Hội Làm vườn Thái Nguyên: Đẩy mạnh phong trào làm VAC theo gương Bác Hồ

Ngày 9/11, Hội Làm vườn (HLV) tỉnh Thái Nguyên tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023-2028.

1.475 hội viên được kết nạp mới

Phát biểu tại Đại hội, bà Đào Ngọc Dung, Chủ tịch HLV tỉnh Thái Nguyên cho biết, Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, gồm có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (6 huyện, 3 thành phố), 177 đơn vị hành chính cấp xã. Dân số trên 1,3 triệu người; có 8 thành phần dân tộc chủ yếu. Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên là 3.562,82 km2. Địa hình không phức tạp so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên. Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Trong những năm qua, các cấp Hội đã tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương của địa phương về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Hội đã chỉ đạo và tổ chức triển khai học tập Điều lệ Hội Làm vườn tỉnh khóa VI đến các chi hội và hội viên. Các cấp Hội đã tổ chức được 542 buổi học tập Điều lệ Hội để tuyên truyền và phát động phong trào thi đua trong hội viên. Vận động hội viên đoàn kết, tương trợ, hợp tác, trao đổi, hướng dẫn cách làm ăn mới có hiệu quả, giúp nhau về giống, vốn.

Lãnh đạo Hội Làm vườn Việt Nam và các sở, ngành chụp ảnh lưu niệm với Ban Chấp hành Hội Làm vườn tỉnh Thái Nguyên khóa VII.

Trong nhiệm kỳ 2018-2023, toàn tỉnh có 136 xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội, có 1.658 chi hội, kết nạp mới được 1.475 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 35.881  hội viên.

Cùng với đó, bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú, các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên và toàn thể nhân dân về tổ chức Hội và hiệu quả kinh tế VAC.

Thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền về Hội và phong trào phát triển kinh tế VAC, giới thiệu những điển hình tiên tiến làm VAC, những trang trại làm VAC có hiệu quả.

Công tác dạy nghề được chú trọng

Để phổ cập kiến thức cho hội viên, nông dân, bà Dung chia sẻ, công tác dạy nghề luôn được Hội quan tâm đặc biệt.

“Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong nhiệm kỳ qua, Trung tâm dạy nghề VAC đã tổ chức 13 lớp học; các cấp Hội mở 23 lớp dạy nghề; Hội Làm vườn tỉnh phối hợp với Trường Cao đẳng thương mại mở 3 lớp kỹ thuật chế biến nấu ăn và nhà hàng khách sạn. 100% học viên tham gia khóa học được cấp chứng chỉ nghề và tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho gia đình như ở các lớp nghề lớp nuôi ong mật ở xã La Hiên, huyện Võ Nhai... Kết thúc lớp học, xã thành lập hợp tác xã giúp các thành viên trong lớp tiêu thụ sản phẩm và nâng cao thu nhập”, bà Dung nói.

Bên cạnh đó, Hội đã chủ trương phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong và ngoài tỉnh để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Cụ thể, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông trồng mới 10ha cây bưởi tại xã Hợp Thành, huyện Phú Lương. Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tổ chức 06 lớp tập huấn tuyên truyền phổ biến quy định pháp luật về kinh tế tập thể.

Ngoài ra, công tác cải tạo vườn và quy hoạch phát triển vườn được phát triển nhằm đưa kinh tế hộ gia đình, kinh tế gia trại phát triển thành kinh tế trang trại, sản xuất mang tính hàng hóa nên công tác dịch vụ có điều kiện phát triển. Công tác dịch vụ có nhiều hình thức vừa đa dạng vừa phong phú mà lại dễ làm, dễ thực hiện.

Cung ứng nhiều giống cây ăn quả mới có hiệu quả kinh tế cao như bưởi lá nhăn, bưởi Tân Lạc, hồng xiêm xoài.

Đẩy mạnh phong trào học tập làm VAC giỏi theo gương Bác Hồ

Thời gian qua, Hội đã không ngừng nêu cao vai trò nòng cốt, xây dựng mô hình  VAC có hiệu quả kinh tế theo từng vùng sinh thái, từ đó làm cho hội viên và mọi tầng lớp nhân dân thấm nhuần tư tưởng của Bác về phát triển nông nghiệp. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các đoàn thể, tổ chức xã hội và sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện thông tin đại chúng, phong trào người người làm vườn, nhà nhà làm VAC đã phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh. HLV tỉnh đã triển trồng mới 30ha cây ăn quả như na thái, bưởi đỏ Tân Lạc, mít thái… tại các huyện Phú Bình, Đại Từ, Đồng Hỷ… (phát động chương trình trồng 1 tỷ cây xanh). Nhiều gương sáng điển hình các mô hình kinh tế VAC như tập thể HLV xã La Hiên  huyện Võ Nhai, Chi hội nuôi ong xã An Khánh đã chọn sản phẩm mật ong để phát triển kinh tế gia đình…

Phong trào học tập làm VAC giỏi theo gương Bác Hồ đến nay đã thấm nhuần sâu rộng trong các cấp Hội, mọi vùng miền, mọi dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trở thành cơ cấu canh tác VAC điển hình, hiệu quả và là việc làm thường xuyên của hội viên và quần chúng.

Triển khai 5 giải pháp để đưa phong trào Hội đi lên

Bên cạnh kết quả đạt được, HLV Thái Nguyên cũng nhìn nhận: Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức ở một số cơ sở Hội kết quả chưa cao, việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên có lúc, có nơi còn chưa kịp thời. Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương sự phối hợp với các ban ngành đôi lúc còn chậm. Việc sinh hoạt ở một số chi hội không đều, nội dung sinh hoạt chưa đa dạng, phong phú, kém hấp dẫn, khả năng thu hút hội viên tham gia sinh hoạt hội còn yếu.

Theo bà Dung, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do kinh phí hoạt động của các cấp Hội rất hạn hẹp, đặc biệt là ở cơ sở. Cán bộ làm công tác Hội do chưa có phụ cấp nên một số còn thiếu nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm với công việc chưa cao.

Để chấm dứt tình trạng trên, HLV Thái Nguyên đã đưa ra 5 giải pháp. Thứ nhất, tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy và chính quyền phối hợp chặt chẽ với các ngành các đoàn thể, bám sát các mục tiêu kinh tế - xã hội của các địa phương xây dựng các chương trình dự án sát với thực tế đó là cơ hội để tham gia vào các chương trình của địa phương.

Thứ hai, phát huy tinh thần tự lập tự cường nhạy bén tận dụng các cơ hội để vận động tranh thủ các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước.

Thứ ba, chú trọng xây dựng hội ở cơ sở, tăng cường xây dựng quỹ hội, tích cực bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ nảy sinh từ thực tế của phong trào chú trọng công tác chuyển giao khoa học và công nghệ trên cơ sở đúc kết từ thực tế.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng mọi hình thức để làm cho các cấp lãnh đạo của đoàn thể, các cán bộ hội viên thấy được tiềm năng của kinh tế VAC, vai trò nòng cốt của Hội để tăng cường và nâng cao vị trí của Hội.

Thứ năm, chú trọng việc phát triển các điển hình tiên tiến trong công tác xây dựng Hội và phong trào kinh tế VAC. Làm nòng cốt thi đua khen thưởng để động viên các tập thể, cá nhân của các cấp Hội vươn lên hoàn thành mục tiêu của Hội đề ra.

Phát triển VAC theo hướng hàng hóa

Về phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, bà Đào Ngọc Dung chia sẻ: Sẽ tập trung củng cố, xây dựng và phát triển Hội vững mạnh. Đồng thời đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh ở cơ sở, kiện toàn bộ máy của Hội ở các cấp, lấy chi hội làm đơn vị hành động để thực hiện thành công mục tiêu của Đại hội đề ra.

Tổ chức tốt cho các cấp Hội, hội viên học tập Điều lệ Hội, Nghị quyết và các văn bản khác của Đại hội lần thứ VII (nhiệm kì 2023-2028). Tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tổ chức Hội, phong trào phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại; phổ biến những kiến thức làm VAC; tuyên truyền, biểu dương những tập thể làm VAC, làm trang trại giỏi.

Bên cạnh đó, phát động cán bộ, hội viên làm nòng cốt trong việc  chuyển dịch cơ cấu sang hướng thâm canh, chuyên canh phát triển mạnh VAC trang trại, VAC hàng hóa. Đẩy mạnh việc xây dựng các dự án ở các cấp Hội để tranh thủ các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, giúp hội viên có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, đẩy mạnh phát triển kinh tế VAC. Làm tốt công tác dịch vụ, xây dựng vườn ươm cây giống, cung cấp nguồn giống tốt, bảo đảm chất lượng là địa chỉ uy tín cho hội viên, nông dân trong tỉnh.

Ngoài ra, Hội sẽ vận động doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm từ VAC, hợp đồng liên doanh, đầu tư phát triển kinh tế VAC. Gắn kết chặt với các ngành, các đoàn thể để tranh thủ lồng ghép các chương  trình vào mục tiêu phát triển kinh tế VAC, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Cần có nghị quyết về củng cố, xây dựng và phát triển Hội

Để phong trào của Hội phát triển mạnh mẽ trong thời gia tiếp theo, đại diện HLV tỉnh Thái Nguyên đã đề nghị cấp ủy và UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Nội vụ quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất nguồn nhân lực và nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động các cấp Hội và phong trào phát triển kinh tế VAC, nhất là ở cơ sở.

Lãnh đạo HLV Việt Nam tặng hoa chúc mừng Đại hội HLVtỉnh Thái Nguyên.

Đồng thời, kiến nghị Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh có Nghị quyết về củng cố, xây dựng và phát triển Hội, phong trào kinh tế VAC trong giai đoạn hiện nay.

Về phía HLV Việt Nam, bà Dung kiến nghị, cần đề nghị BCH Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ có nghị quyết về đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế VAC, vườn mẫu...

Bước vào nhiệm kỳ mới, HLV tỉnh Thái Nguyên sẽ phát huy kết quả của nhiệm kỳ trước và quyết tâm thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VII nhiệm kỳ 2023-2028, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân ra sức thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh, tạo tiền đề vững chắc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chung tay xây dựng nông thôn mới.

Đánh giá cao về thành tích của HLV Thái Nguyên đã đạt được trong thời gian qua, ông Phan Huy Thông, Phó chủ tịch Thường trực HLV Việt Nam, cho rằng, thời gian tới, HLV Thái Nguyên nên định hướng hội viên, nông dân sản xuất theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT về sản xuất nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, tích hợp đa giá trị, để đưa vào chương trình phổ biến kiến thức, cũng như nâng cao tay nghề làm vườn cho nông dân.

Cùng với đó, tăng cường phối hợp với các cơ quan, các ngành chức năng để chuyển giao  khoa học kỹ thuật làm VAC, góp phần phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa văn minh, tiến bộ, giàu đẹp.

Đồng thời, ghi nhận những kiến nghị của HLV Thái Nguyên, từ đó từng bước tháo gỡ  khó khăn, vướng mắc và đưa ra những định hướng hoạt động cần tập trung nghiên cứu trong giai đoạn tới, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu thực tiễn sản xuất.

Đại hội đã bầu 14 người vào Ban Chấp hành HLV tỉnh Thái Nguyên khóa VII, nhiệm kỳ 2023-2028. Bà Đào Thị Dung, Chủ tịch Hội  khóa VI, được tín nhiệm tái cử Chủ tịch Hội khóa VII, nhiệm kỳ 2023-2028.

Nhân dịp này, có 2 tập thể, 6 cá nhân vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên vì có thành tích trong công tác xây dựng Hội và phát triển kinh tế VAC.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top