Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 30 tháng 3 năm 2023 | 21:53

Hội Làm vườn Việt Nam tổng kết hoạt động giữa nhiệm kỳ

Ngày 30/3, Hội Làm vườn Việt Nam tổ chức tổng kết công tác Hội giữa nhiệm kỳ khóa VII. Cuộc họp diễn ra dưới hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Khó khăn thuận lợi đan xen

Trong hơn 2 năm kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (nhiệm kỳ 2020 – 2025) của Hội Làm vườn Việt Nam với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế VAC nói riêng  trong nước cả về quy mô và chất lượng, cùng với những yêu cầu ngày càng cao của thị trường, đã tạo nhu cầu khách quan, tất yếu để cả người sản xuất và doanh nghiệp muốn tham gia vào Hội để tăng cơ hội hợp tác, liên kết giữa sản xuất và tiêu  thụ sản phẩm VAC, do đó đã tạo điều kiện để  nhiều nơi Hội phát triển tổ chức Hội và hội viên cả về quy mô và chất lượng.

Hội Làm Vườn báo cáo kết quả của Ban thường vụ khoá VII

Sau Đại hội nhiệm kỳ VII ngày 23/10/2020, Điều lệ Hội sửa đổi, bổ sung được Bộ Nội vụ phê duyệt; các quy định, quy chế của Hội được ban hành kịp thời đồng bộ đã giúp cho hoạt động của Hội đi vào nề nếp, đúng Điều lệ và quy định pháp luật. Địa điểm làm việc của Văn phòng Hội khá khang trang. Lãnh đạo, Thường trực Hội được kiện toàn, là một tập thể đoàn kết, nhiệt tình, trách nhiệm với công tác của Hội.

Bên cạnh đó, các cơ quan cấp trên luôn quan tâm theo dõi, chỉ đạo, tạo điều kiện cho hoạt động của Hội.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và PTNT luôn quan tâm, giúp đỡ Hội: Lãnh đạo và 1 số đơn vị của Bộ đã có buổi làm việc với Thường trực Hội; giao cho Hội triển khai 1 số nhiệm vụ khuyến nông ( 2 hội thảo, 5 lớp tập huấn), mời Hội tham dự 1 số sự kiện, hội nghị, tư vấn chính sách…

Đảng, chính quyền, các ban ngành của nhiều địa phương vẫn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ hoạt động của các Hội thành viên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mặc dù đạt được nhiều thuận lợi, thế nhưng hoạt động Hội vẫn còn tồn tại một số khó khăn như, một số Hội thành viên cấp tỉnh hoạt động khó khăn do không còn là hội đặc thù hoặc không có kinh phí hỗ trợ từ ngân sách, trong khi việc nộp hội phí hoặc huy động các nguồn hỗ trợ gặp khó khăn…

Đặc biệt, nhiều đơn vị KHCN trực thuộc Hội hoạt động rất “chật vật”, do không ký kết được đề tài, dự án, trong đó 1 đơn vị đã giải thể, 2 đơn vị đang được xem xét giải thể.

Trong bối cảnh vật tư đầu vào tăng cao, sản xuất và tiêu thụ nông sản có nhiều thời điểm bị ngưng trệ, nhu cầu hỗ trợ về  KHCN, thông tin, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao, đặt ra những thách thức lớn về thay đổi nội dung và phương thức hoạt động của Hội để đáp ứng nhu cầu của hội viên và nông dân.

Củng cố phát triển tổ chức Hội

Báo cáo tại hội nghị, TS. Phạm Đồng Quảng, Chánh văn phòng kiêm Tổng Thư ký Hội Làm vườn Việt Nam, cho biết, để tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc Hội, Hội ban hành 4 quy chế gồm: Quy chế hoạt động của BCH, Quy chế thi đua khen thưởng, Quy chế tài chính - tài sản, Quy chế hoạt động của Ban Kiểm tra.

Theo đó, ngày 9/5/2022, lần đầu tiên Hội ban hành Quy định thu phí hội viên, áp dụng từ năm 2022 với mức thu: Hội viên tổ chức: 3 triệu đồng/năm;  hội viên cá nhân: 0,5 triệu đồng/năm (người có quyết định công nhận là hội viên).

Cùng với đó, kiện toàn tổ chức của Văn phòng Hội theo hướng gọn nhẹ, đảm bảo các hoạt động thường xuyên của Hội: BTV thành lập Thường trực Hội để thay mặt BTV thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên giữa 2 kỳ họp của  BTV; thành lập mới Ban Hợp tác quốc tế; giải quyết chế độ hưu, nghỉ việc cho 2 nhân viên lái xe; phân công trực Văn phòng, quản lý con dấu, tài sản, tài chính theo quy định.

Phát triển hội viên mới có bước đột phá, từ sau Đại hội VII đến nay, Hội đã kết nạp mới 20 hội viên là các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu ở phía Nam, trong đó riêng năm 2022 kết nạp được 19 hội viên mới.

Tổng số hội viên của Hội tính đến tháng 3/2023: Có 70 Hội viên tổ chức: 39 Hội tỉnh, thành phố trực thuộc TW (có gửi báo cáo, liên hệ công tác với Hội), 23 hội viên tổ chức là doanh nghiệp, trung tâm, 8 tổ chức trực thuộc Hội.

Hội viên cá nhân: 28 (Văn phòng Hội, chuyên gia, chủ trang trại; lãnh đạo 1 số doanh nghiệp, HTX, trung tâm…).

Đồng thời, củng cố Chi nhánh VACVINA phía Nam: Hội đã ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, có cấu tổ chức tổ chức; quy chế hoạt động của Chi nhánh; bổ sung Phó Đại diện phụ trách khi PGS.TS. Mai Thành Phụng nghỉ dưỡng bệnh.

Công tác tuyên truyền được đảm bảm

Đánh giá cao vai trò trong công tác tuyên truyền những mô hình mới hiệu quả, những cách làm nông nghiệp hay, ông Quảng cho biết, Tạp chí điện tử kinhtenongthon.vn đã cập nhật, cung cấp thông tin nhanh đến hội viên, bạn đọc; nội dung cơ bản bám sát tôn chỉ, mục đích, tập trung các đề tài tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế vườn và VAC, các hoạt động của Hội. Tạp chí được Trung tâm KNQG, Văn phòng xây dựng NTM, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách Xã hội… chọn là kênh thông tin, tuyên truyền thường xuyên.

Ngày 15/3 Tạp chí tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 35 năm xuất bản số đầu tiên và đón nhận Bức trướng, Bằng khen của Liên hiệp Hội KHKTVN tặng và 1 số cá nhân, đơn vị được Hội tặng Bằng khen.

Trang website của Hội kịp thời đưa tin về hoạt động Hội, các điển hình tiên tiến, các TBKT, giải pháp tổ chức sản xuất trong phát triển nghề làm vườn và mô hình VAC. Trang Web của Hội đã liên kết với các trang web: Tạp chí Kinh tế nông thôn, Hội Làm vườn & Trang trại TP. HCM, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Trồng trọt, Cuc Bảo vệ thưc vật, Cục Chăn nuôi, Tổng cục Thủy sản, Báo Nông nghiệp Việt Nam. Số lượt người truy cập hàng ngày tăng lên, bình quân khoảng 3000-3500 lượt/ngày, tăng hơn khoảng 1000-1500 lượt so với năm 2020.

Công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động của Hội: về cơ bản trao đổi thông tin, báo cáo nội bộ của Hội đến BTV, BCH, hội viên đều qua zalo, email; các hội nghị BCH, BTV, các diễn đàn khuyến nông, hội thảo được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến…đã giúp cho các hoạt động của Hội triển khai nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn

Thời gian qua, Hội phối hợp với 6 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ và Hòa Bình triển khai Dự án Khuyến nông trung ương về cải tạo vườn tạp (2019- 2021). Dự án đã hoàn thành và tổng kết Dự án vào tháng 11/2021. Kết quả dự án đã trồng mới 50 ha bưởi Diễn, 10 ha lê VH6, 15 ha nhãn chín sớm và ghép cải tạo 4,2 ha nhã chín muộn; 317 hộ tham gia là các hộ nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn. Tổ chức 45 lớp tập huấn cho 1.196 học viên; 11 cuộc tham quan hội thảo với 440 người tham gia; in 2.530 cuốn sổ tay hướng dẫn kỹ thuật cải tạo vườn tạp.

Phong trào cải tạo vườn tạp, cải tạo ao hồ, trong năm 2021-2022 tiếp tục đẩy mạnh, hàng nghìn ha vườn tạp tiếp tục được hội viên cải tạo (Bắc Giang 380 ha, Trà Vinh 1322 ha, Hải phòng 512 ha, Phú Yên 14000 ha…). Đặc biệt, Hội Làm vườn Hà Giang là thành viên tích cực tham gia thực hiện Chương trình cải tạo vườn tạp của tỉnh với kết quả 2.467 hộ tham gia, 229 ha vườn được cải tạo, cấp 30,5 tỷ đồng vốn vay được giải ngân. Phong trào cải tạo ao, hồ để nuôi trồng thủy sản được nhiều địa phương triển khai hiệu quả (Hội Làm vườn Bắc Giang nâng cấp cải tạo 748 ha ao hồ; Hội Làm vườn Hải Phòng có 4.224 ha ao, đầm...).

Đồng thời chú trọng xây dựng các mô hình làm vườn theo GAP, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, xây dựng “vườn kiểu mẫu” gắn với xây dựng nông thôn mới…

Phát triển nghề làm vườn và mô hình VAC theo hướng nông nghiệp hữu cơ

Sau khi nghe báo cáo, tất cả đại diện của các Hội trực thuộc đều dồng ý với những kết quả mà Hội đã đạt đượng trong thời gian qua.

Đưa ra các giải pháp để phát triển Hội trong thời gian tới, ông Nguyễn Xuân Vững, Chủ tịch Hội Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Ninh cho rằng, Hội cần chú trọng về công tác cán bộ, cần chọn người nhiệt tình, trách nhiệm.

Đặc biệt, cần phối hợp với các cấp các ngành để chủ động đăng ký, triển khai tốt các dự án, diễn đàn, đào tạo tập huấn và các nhiệm vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội, ông Vững nhấn mạnh.

Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các đại biểu, PGS.TS. Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho biết, HLV sẽ tiếp tục duy trì quan hệ với Bộ Nông nghiệp và PTNT và địa phương, đơn vị để xây dựng kế hoạch, đề án trình tỉnh phê duyệt hoạt động có hiệu quả.

 PGS.TS. Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam sẽ đẩy mạnh phát triển nghề làm vườn và mô hình VAC theo hướng NN hữu cơ

Về nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động năm tiếp theo ông Hồng khẳng định, hiện nay, phát triển nông nghiệp theo xu hướng  hữu cơ đang là  xu thế tất yếu, do vậy, tới đây Hội  sẽ tiếp tục nhân rộng phong trào xây dựng vườn kiểu mẫu (vườn mẫu, vườn chuẩn…) theo hướng NN hữu cơ, NN tuần hoàn, NN sinh thái với đa dạng loại hình (vườn nhà, vườn rừng, vườn đô thị, vườn 4.0, trang trại, các mô hình VAC, VC, VA…) nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Qua đó, đẩy mạnh vận động, hướng dẫn, giúp đỡ hội viên đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp, ao hồ theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế vườn và VAC. 

Đồng thời, hỗ trợ, thúc đẩy liên kết giữa người làm vườn với HTX, tổ HT và doanh nghiệp tiêu thụ; xây dựng và phát triển các mô hình chuỗi sản phẩm nghề làm vườn phát triển bền vững trong những năm tới.

           

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top