Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 16 tháng 5 năm 2023 | 8:33

Hội Làm vườn “góp sức” hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ

Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban chấp hành Hội Làm vườn Việt Nam mở rộng khoá VII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm từ năm 2023 đến cuối nhiệm kỳ.

Theo đó, để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, Hội Làm vườn các địa phương cần tích cực triển khai các hoạt động củng cố tổ chức, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, liên kết xây dựng, phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi, nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân...

Bám sát nhiệm vụ của ngành Nông nghiệp

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Tâm, Chủ tịch Hội Làm vườn và Sinh vật cảnh tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong nửa nhiệm kỳ còn lại, Hội sẽ bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nông nghiệp và PTNT, tiếp tục tham gia các Hội quán... Hiện nay, hội viên Hội Làm vườn tham gia Hội quán để đẩy mạnh mô hình kinh tế tập thể, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

Gần 220 hội viên Hội Làm vườn và Sinh vật cảnh tỉnh Đồng Tháp đã đem sản phẩm xoài, mâm xoài đẹp tham dự Hội thi trái xoài ngon, góp phần vào thành công Lễ hội Xoài. Ông Lê Văn Tâm, Chủ tịch Hội được UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích đóng góp cho Lễ hội Xoài.

Song song với đó là kết nối các doanh nghiệp trong sản xuất cũng như tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao giá trị, thu nhập cho hội viên, người nông dân, người làm vườn. Ngoài ra, còn thực hiện một số nhiệm vụ khác của UBND tỉnh, của ngành Nông nghiệp và PTNT giao thông qua các chương trình, sự kiện. Ví dụ vừa qua tham gia Lễ hội Xoài. Cuối năm sẽ tham gia sự kiện Giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Lễ hội Sen; các sự kiện trong và ngoài tỉnh cũng như các chương trình của Hội Làm vườn Việt Nam.

Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, Hội có chủ trương cho  hội viên ở các cấp cơ sở hiện là hội viên, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, giám đốc, phó giám đốc HTX bám sát nhiệm vụ trọng tâm của địa phương trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thực hiện. Đồng thời, Hội sẽ phối hợp với Chi nhánh phía Nam - Hội Làm vườn Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp trong sản xuất cũng như cung cấp kiến thức xây dựng mã số vùng trồng, xây dựng mô hình VietGAP; cung cấp các yếu tố đầu vào như phân hữu cơ, các dụng cụ bao trái cây... Đối với đầu ra, kết nối, lấy vùng sản xuất của nhà vườn làm nguyên liệu cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, phối hợp với Hội Làm vườn Việt Nam thực hiện các chương trình, dự án như: Chương trình khuyến nông @ , các dự án... Cùng với đó, Hội chủ động đăng ký, thực hiện các chương trình trọng tâm của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực kinh tế vườn.

Chú trọng xây dựng mô hình VAC, trang trại

Những tháng đầu năm nay, Hội Làm vườn tỉnh Phú Yên đã tổ chức các đợt về cơ sở nắm tình hình sản xuất của hội viên; đồng thời trao đổi, tư vấn khoa học kỹ thuật, phòng trị bệnh đối với cây trồng - vật nuôi, hướng dẫn  sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sạch…

Hội Làm vườn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cũng tích cực triển khai nhiệm vụ và củng cố, kiện toàn tổ chức cấp huyện và ở xã, phường, thị trấn; chú trọng phát triển hội viên, phát triển  kinh tế VAC, phát triển mô hình kinh tế vườn rừng. Ngoài ra, Hội còn tổ chức cho nhà vườn đi tham quan học tập các mô hình VAC với cây trồng, vật nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, để áp dụng vào sản xuất tại địa phương…

Hội Làm vườn tỉnh Phú Yên tổ chức các đợt về cơ sở nắm tình hình sản xuất của hội viên; đồng thời trao đổi, tư vấn khoa học kỹ thuật các mô hình kinh tế VAC hộ nhằm giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình.

“Thời gian tới, Hội Làm vườn các cấp trên địa bàn tỉnh Phú Yên tiếp tục củng cố tổ chức Hội; nhân rộng mô hình tổ chức hoạt động hiệu quả, các mô hình kinh tế VAC, trang trại, giúp hội viên phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ. Hội cũng sẽ đề xuất xây dựng mô hình VAC phù hợp với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp triển khai các hoạt động đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng phát triển kinh tế VAC: vườn rừng, vườn quả, vườn cây công nghiệp, vườn rau, hoa, củ quả, thủy đặc sản, động vật quý hiếm trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao và có lợi thế để sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, tiến hành tập huấn kỹ thuật VAC ngắn ngày, ứng dụng chuyển giao kỹ thuật theo phương thức cầm tay chỉ việc tại chuồng, ao, vườn theo yêu cầu của hội viên, nông dân…”, ông Lê Luân, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Phú Yên, cho biết.

Xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Chia sẻ với PV Kinh tế nông thôn, Chủ tịch Hội Làm vườn TP. Hải Phòng - Ngô Thị Minh Hà cho biết: “Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Làm vườn TP. Hải Phòng khóa VII nhiệm kỳ 2020 – 2025, Hội Làm vườn TP. Hải Phòng đã nỗ lực vượt khó cùng hội viên, nông dân trong phát triển kinh tế VAC, liên kết, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lạm phát toàn cầu tăng cao...

Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam Nguyễn Xuân Hồng thăm quan mô hình vườn tại huyện An Dương, TP.  Hải Phòng.

Những năm tiếp theo, để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra, Hội Làm vườn TP. Hải Phòng tiếp tục xây dựng tổ chức Hội, kết nạp thêm hội viên mới. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn và xây dựng mô hình vườn đô thị, góp phần phát triển đô thị bền vững thân thiện với môi trường.

Tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong làm vườn, từ khâu đầu vào, thu hoạch, bảo quản, chế biến trong các hợp phần sản xuất nông – lâm nghiệp, thuỷ sản; nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm.

Đồng thời, Hội Làm vườn TP. Hải Phòng tiếp tục vận động người dân nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế vườn hiệu quả. Phối hợp liên kết nhà vườn với hợp tác xã, doanh nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng và phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi, nâng cao hiệu quả nghề làm kinh tế VAC, góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại các địa phương.

Nỗ lực “góp sức” hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ

Ông Nguyễn Thế Thắng, Chủ tịch Hội Làm vườn Nghệ An cho biết, trong nửa nhiệm kỳ vừa qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, hoạt động của Hội Làm vườn tỉnh Nghệ An đã đạt được một số kết quả nhất định. Tổ chức Hội được kiện toàn, công tác phát triển hội viên được chú trọng; đến nay, Hội có 238.421 hội viên, sinh hoạt tại 298 chi Hội cơ sở. Hội thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hội viên; từ đó thúc đẩy phong trào sản xuất trong tỉnh phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân. Công tác tư vấn phản biện và giám định xã hội luôn được duy trì.

Ông Nguyễn Thế Thắng, Chủ tịch Hội Làm vườn Nghệ An

Về phương hướng, nhiệm vụ công tác của Hội Làm vườn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn tới, ông Thắng cho biết: Tiếp tục củng cố và phát triển tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là ở huyện có tổ chức Hội còn yếu, kiện toàn và tiến hành đại hội một số Hội Làm vườn cấp huyện như: Anh Sơn, Con Cuông, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu. Tăng cường thông tin phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, xây dựng, tổng kết nhân rộng các mô hình; xem việc tập huấn xây dựng mô hình là phương thức tiếp cận nhanh nhất để đưa tiến bộ khoa học công nghệ đến với người nông dân. Tập huấn, xây dựng và hoàn thành một số vườn chuẩn ở các huyện như: Yên Thành, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Tân Kỳ,... Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt cho cán bộ, hội viên Hội Làm vườn các xã trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đề ra, Dự kiến tổ chức 45 lớp. Phối hợp với các đơn vị liên quan và Hội Làm vườn cấp huyện xây dựng một số điểm du lịch sinh thái để thu hút khách du lịch đến với nông nghiệp, nông thôn, gắn với tiêu thụ sản phẩm địa phương.

Đồng thời, cố vấn cho Câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp tỉnh nghệ An, đặc biệt là các bạn trẻ khởi nghiệp bằng các mô hình kinh tế nông nghiệp, mô hình VAC, trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành các vùng sản xuất, chăn nuôi chuyên canh. Tích cực tham gia các lớp Làm tuyển sinh hướng nghiệp của các trường đại học trên địa bàn cho các em học sinh phổ thông hiểu rõ khi chọn ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp để học tập.

Sắp tới, hoạt động Hội sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức do diễn biến phức tạp, khó lường về kinh tế, những tác động cực đoan của biến đổi khí hậu, diễn biến phức tạp của dịch bệnh,…  Tuy nhiên, kết quả đạt được vừa qua là tiền đề, động lực để Hội Làm vườn tỉnh Nghệ An hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.

Phát triển nghề vườn và mô hình VAC theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Việt Nam Phan Huy Thông, phát triển nghề làm vườn và mô hình VAC theo hướng nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái đạt hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến hết nhiệm kỳ được Hội kỳ vọng. Hội sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, kết nạp hội viên mới, đặc biệt là doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại…; tạo điều kiện, cơ hội để hội viên doanh nghiệp tham gia đóng góp nhiều hơn vào các công tác của Hội.

Hội viên Hội Làm vườn tỉnh Quảng Ngãi tham quan, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc mít cho năng suất cao.

Phối hợp với các cơ quan quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các viện, trường, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức quốc tế,  Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức các diễn đàn, hội thảo ( trực tiếp, trực tuyến); phổ biến chính sách, quy định, quy chuẩn,  tiêu chuẩn kỹ thuật,  tiến bộ kỹ thuật liên quan đến sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm làm vườn;  cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói; vùng nuôi an toàn, chứng nhận GAP, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn...

Đồng thời, Hội sẽ tiếp tục đổi mới về tổ chức, phương thức hoạt động Hội theo Điều lệ Hội trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự đảm bảo kinh phí. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các Hội thành viên để tìm các giải pháp có kinh phí cho các hoạt động. Tiếp tục đẩy mạnh vận động, hướng dẫn, giúp đỡ hội viên đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp, ao hồ theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn , nâng cao hiệu quả kinh tế vườn và VAC... Tổ chức các diễn đàn, tham quan mô hình, trao đổi, rút kinh nghiệm, thông qua Tạp chí Kinh tế nông thôn/kinhtenongthon.vn, website của VACVINA, trực tuyến trên internet nhằm  tuyên truyền, vận động hội viên và nông dân ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế vườn.

Biên tập và phát hành các tài liệu hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), làm vườn hữu cơ, vườn đô thị, vườn sinh thái... làm tài liệu tập huấn cho cán bộ, hội viên; đưa lên trang Web của Hội và các phương tiện truyền thông khác. Theo đó, hỗ trợ, thúc đẩy liên kết giữa người làm vườn với hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp tiêu thụ; xây dựng và phát triển các mô hình chuỗi sản phẩm nghề làm vườn.

Thời gian tới, Hội sẽ tổng kết thực tiễn và nhân rộng phong trào xây dựng vườn kiểu mẫu (vườn mẫu , vườn chuẩn…) theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái với đa dạng loại hình (vườn nhà, vườn rừng, vườn đô thị, vườn 4.0, trang trại, các mô hình VAC, VC, VA…) nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Ông Tâm cho biết, tại Lễ hội Xoài, Hội đã vận động hội viên trong thành viên Hội quán, chọn những giống xoài ngon, độc, lạ, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cũng như trong cả nước như: xoài xiêm, xoài hòn, xoài thơm, xoài thanh ca…. tham gia trưng bày. Song song với đó, có gần 220 hội viên đã đem những sản phẩm xoài, mâm xoài đẹp tham dự hội thi trái xoài ngon. Kết quả, nhiều nhà vườn đã đạt thành tích cao trong lễ hội, góp phần không nhỏ cho thành công Lễ hội Xoài.

Ngoài ra, Hội còn tham dự các diễn đàn, hội thảo trong lĩnh vực xúc tiến để nâng cao, nâng tầm giá trị trái xoài của tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời, ký kết với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm xoài mang tính liên tục, quanh năm để làm nguyên liệu cung ứng cho các thị trường trong và ngoài nước thông qua chế biến trên địa bàn tỉnh.

Nhóm PV
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top