Năm 2023, Hội Làm vườn (HLV) tỉnh Long An đã nỗ lực vận động, có đóng góp tích cực vào thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế VAC theo hướng nâng cao giá trị, tạo ra nông sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng, góp phần không nhỏ vào thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
Chú trọng tập huấn, xây dựng mô hình
Theo Chủ tịch HLV tỉnh Long An Dương Văn Tuấn, Hội hiện có 925 hội viên, sinh hoạt tại các huyện, thành phố, gồm: Châu Thành 134, Bến Lức 49, Đức Huệ 126, Thủ Thừa 128, Thành phố Tân An 54, Cần Đước 111, Thạnh Hóa 107, Tân Trụ 104, Đức Hòa 39, Tân Thạnh 82 hội viên. Trong đó, có 226 hội viên kết nạp năm 2023.
Năm 2023, Hội tổ chức 3 lớp tập huấn: “Ứng dụng công nghệ nano trong quản lý dịch bệnh trên thanh long”; Vườn tạp và biện pháp cải tạo vườn tạp do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (TTDVNN) TP. Tân An tổ chức; kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
Hội hỗ trợ xây dựng dự án “Tăng cường chất lượng trái cây Việt Nam”. Tập huấn và xây dựng mô hình điểm cho 25 hộ nông dân ở xã An Lục Long (Châu Thành); tổ chức 4 lớp đào tạo kỹ thuật trồng cây ăn quả cho 120 nông dân các xã Long Thuận, Tân Thành (Thủ Thừa).
Ngoài ra, Hội còn tham gia cùng Trung tâm DVNN tỉnh Long An tổ chức 6 lớp tập huấn về thanh long công nghệ cao (các mô hình trọng điểm của ngành Nông nghiệp). Tổ chức lớp tập huấn kỹ năng và nghiệp vụ khuyến nông cho các tổ khuyến nông cộng đồng. Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh ra mắt và duy trì sinh hoạt định kỳ hàng tháng cho các CLB Canh tác thông minh: xã Bình Tâm (TP. Tân An), xã Bình Trinh Đông (Tân Trụ), xã Mỹ An và Mỹ Phú (Thủ Thừa), xã Thủy Đông và Thuận Nghĩa Hòa (Thạnh Hóa).
Hệ thống tưới tiên tiến giúp giảm thời gian tưới, giảm công lao động.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
HLV tỉnh Long An đã xây dựng kế hoạch mở rộng hoạt động CLB canh tác thông minh trên địa bàn toàn tỉnh.
TP.Tân An vừa tổ chức Lễ ra mắt CLB Canh tác thông minh xã Bình Tâm. CLB Canh tác thông minh là hình thức sinh hoạt chi tổ hội, được hình thành từ Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh và HLV tỉnh thông qua kết nối với nhà khoa học, các viện, trường, doanh nghiệp nhằm tư vấn kỹ thuật, thị trường, đáp ứng nhu cầu về trang bị kỹ thuật sản xuất, kỹ năng tiếp cận thị trường và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm cho nông dân trên địa bàn xã.
CLB có chức năng tập hợp, đoàn kết, hướng dẫn và tạo điều kiện để hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường; giúp cho hội viên nắm bắt kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo điều kiện cho hội viên được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Từ năm 2022, HLV tỉnh Long An phối hợp với Trung tâm DVNN Long An và Hội Nông dân huyện Tân Trụ triển khai thực hiện mô hình “Ứng dụng hệ thống tưới tiên tiến” trên cây bưởi.
Mô hình được thực hiện tại hộ ông Đào Văn Thành, ấp Bình Hòa, xã Bình Trinh Đông (Tân Trụ) với diện tích 5.000m2 trồng bưởi.
Theo ông Thành, trước đây, gia đình áp dụng biện pháp tưới truyền thống, sử dụng máy xăng, ống tưới và cần đến 2 công lao động trong 2 giờ để tưới cho toàn bộ vườn bưởi. Khi đó, chi phí sản xuất (công lao động, tiền nhiên liệu, khấu hao máy móc,…) khoảng 19 triệu đồng/năm.
Ông Thành chia sẻ, chi phí vật tư lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến cho 5.000m2 vườn bưởi là 19.877.330 đồng. So với tưới theo phương pháp truyền thống thì chi phí đầu tư này khá cao, khiến cho ông nghi ngại áp dụng. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng hệ thống tưới tiên tiến, ông nhận thấy, để tưới cho toàn bộ vườn bưởi chỉ cần khoảng 30 phút và không tốn công lao động, khi đó chi phí tiền điện và khấu hao của hệ thống tưới khoảng 4.200.000 đồng/năm.
Như vậy, sau 1 năm ứng dụng hệ thống tưới tiên tiến, gia đình ông có thể tiết kiệm được 14.820.000 đồng và hoàn vốn đầu tư ban đầu. Do đó, ông Thành nhận định, đây là mô hình rất hiệu quả vì đã giải quyết được vấn đề công lao động và tiết kiệm được chi phí sản xuất (công lao động, tiền xăng) ở khâu tưới nước và bón phân cho vườn bưởi của gia đình. Ông hy vọng mô hình có thể nhân rộng tại địa phương.
Ngoài lợi ích về kinh tế, hệ thống tưới tiên tiến còn mang lại nhiều lợi ích như: lượng nước tưới được cung cấp đều đặn, đảm bảo ẩm độ được phân bố đều trong tầng đất canh tác và tiết kiệm khoảng 40% lượng nước tưới, giảm 75% thời gian tưới, giảm 100% công lao động ở khâu tưới nước, không gây xói mòn và góp phần hạn chế đất bị suy thoái do tưới nước. Nhà vườn có thể pha loãng dinh dưỡng ở dạng hòa tan để bón phân cho cây ăn trái thông qua hệ thống tưới, nhờ đó, dinh dưỡng được thấm từ từ vào đất, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Củng cố CLB Canh tác thông minh
Ông Dương Văn Tuấn nhận định, năm 2023, Long An đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề cho nông dân đạt nhiều kết quả tích cực, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, quy mô kinh tế VAC ngày càng mở rộng theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng - vật nuôi diễn biến phức tạp, giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, thị trường nông sản thiếu ổn định, đã tác động không nhỏ đến sản xuất kinh tế VAC. Tổ chức tiêu thụ các sản phẩm sản xuất theo quy trình GAP chưa được như mong muốn.
Chủ tịch HLV tỉnh Long An Dương Văn Tuấn cho biết, năm 2024, Hội phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu, phương hướng hoạt động mà Nghị quyết Đại HLV tỉnh Long An nhiệm kỳ 2021 - 2026 đề ra.
Tiếp tục quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI, triển khai hiệu quả Nghị quyết liên tịch số 06/NQLT- BNNPTNT-HLV về việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ công tác giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hội Làm vườn Việt Nam giai đoạn 2023-2030.
Phối hợp với các đơn vị xây dựng Chi hội HLV làm hạt nhân mở rộng mạng lưới hội viên, ưu tiên những địa phương đang xây dựng chương trình đột phá ứng dụng công nghệ cao phục vụ tái cơ cấu của ngành Nông nghiệp. Rà soát chất lượng hoạt động của các chi, tổ HLV hiện có để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Xây dựng kế hoạch củng cố và mở rộng hoạt động CLB Canh tác thông minh; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT ký kết chương trình liên tịch giữa HLV tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh; xây dựng kế hoạch làm việc với các huyện, thành phố về chương trình phối hợp phát triển hoạt động kinh tế VAC...
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.