UBND huyện Di Linh (Lâm Đồng) đang tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo nông dân trên địa bàn không nên phá bỏ cây cà phê và các loại cây trồng khác để trồng cây sầu riêng ồ ạt.
Hiện 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Di Linh đều đã tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng tại các vùng có điều kiện đất đai, tưới tiêu nước không phù hợp; không tự phát chặt phá các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng mới sầu riêng; không tự phát chuyển đổi vườn cây công nghiệp, cây khác đang trồng xen sầu riêng có hiệu quả sang trồng thuần cây sầu riêng; tập trung đầu tư, thâm canh chăm sóc vườn cây sầu riêng hiện có, thực hiện trồng chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo sản phẩm sầu riêng đạt tiêu chuẩn chất lượng; đồng thời xác định cây cà phê vẫn là cây chiến lược, chủ lực trên địa bàn huyện.
Huyện Di Linh khuyến cáo người dân không trồng sầu riêng ồ ạt.
Di Linh hiện là địa bàn sản xuất cây công nghiệp lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể, diện tích chuyên canh cà phê của huyện đạt 44.432 ha, đến nay đã thực hiện tái canh được 22.806 ha; diện tích trồng xen trong vườn cà phê gồm: Bơ ghép 2.090 ha, sầu riêng ghép 2.082 ha, hồ tiêu 870 ha, mắc ca 860 ha…
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.