Ngày 13/6, tại thôn Đồng Dao, xã Quý Sơn, UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), đã diễn ra lễ khai mạc Chương trình du lịch Lục Ngạn mùa vải chín năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa trái cây Việt - đặc sản Việt Nam đạt kỷ lục châu Á".
Chương trình nhằm nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Lục Ngạn đến với du khách trong nước và quốc tế, từ đó góp phần bảo tồn những nét văn hóa truyền thống, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển du lịch xanh, bền vững; phấn đấu sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Đông đảo du khách đến với huyện Lục Ngạn, đến với Chương trình du lịch Lục Ngạn mùa vải chín năm 2023.
Phát biểu tại buổi lễ ông Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, những năm gần đây, Lục Ngạn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trên khắp mọi miền của Tổ quốc trong cả 4 mùa. Mỗi mùa, Lục Ngạn có nét đẹp đặc sắc riêng: Mùa Xuân là mùa của lễ hội, của những sắc mầu văn hóa, mùa của hoa nở khắp các xóm làng, đồi núi miền quê. Mùa hè là mùa vải chín, mùa không ngủ của người dân để thu hoạch vải, các thương lái khắp nơi đổ về Lục Ngạn, mùa của những "dòng sông đỏ' - chợ vải trên khắp các ngả đường. Mùa thu đông với những vườn cam, bưởi chín vàng trong tiết trời dịu mát, sự rộn ràng, vui mừng của người dân thu hái trái chín.
Chương trình diễn ra tại điểm du lịch Bầu Tiên thuộc Hợp tác xã Du lịch Đồng Dao, thôn Đồng Dao, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn.
Cũng theo ông Năm, nhắc đến Lục Ngạn là nhắc đến trái vải thiều - đặc sản nổi tiếng trong nước và quốc tế. Trái vải của Lục Ngạn có chất lượng vượt trội. Vị thế thương hiệu của sản phẩm vải thiều Lục Ngạn đã được khẳng định không chỉ ở thị trường trong nước mà ở hầu khắp các thị trường lớn nhất, đông dân nhất như Trung Quốc hay những thị trường có tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới như Nhật Bản, EU, Mỹ, Australia… Tháng 4/2023, Tổ chức Kỷ lục châu Á (lần 5/2023) xác lập đề cử của VietKings, vải thiều Lục Ngạn lọt danh sách đặc sản Việt Nam đạt kỷ lục châu Á theo bộ tiêu chí giá trị ẩm thực châu Á.
Du khách chụp ảnh lưu niệm khi tới vườn vải.
Khi du khách đến với Lục Ngạn vào mùa vải chín sẽ được thỏa sức chụp ảnh, tự tay hái những trái vải chín căng mọng tươi ngon thưởng thức tại vườn, mua về tặng người thân; cùng nhà vườn thu hoạch vải; trải nghiệm đi chợ vải đêm, chụp ảnh những "dòng sông vải" đỏ rực các ngả đường vào buổi sáng sớm; đi thuyền thăm quan các đảo trồng vải trên hồ Bầu Lầy, Cấm Sơn, Khuôn Thần hoặc chụp ảnh tại các triền đồi vải đỏ rực, sai trĩu trong khung cảnh mùa hè rực nắng; tham gia cắm trại, câu cá, đạp xe, các cuộc thi hái vải, ăn vải thú vị tại vườn…
Ngoài tham quan các vườn cây trĩu quả, du khách còn được thưởng thức ẩm thực, các đặc sản nổi tiếng của địa phương như thịt gà đồi, nem ngựa, mỳ Chũ, tôm cá hồ Cấm Sơn, mật ong vải thiều… Đặc biệt các các món ăn, thức uống chế biến từ vải thiều rất phù hợp trong thời tiết mùa hè.
Ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, ấn tượng với chương trình được tổ chức trong không gian vườn trái cây, giàu nét văn hóa và cuộc sống người địa phương. Ông Thắng cho biết, các công ty du lịch, lữ hành đã kết nối và đang phối hợp với địa phương xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch nông thôn.
Lãnh đạo huyện Lục Ngạn trao giải cho các đội thi.
Đến với chương trình du lịch Lục Ngạn mùa vải chín năm 2023, du khách được tham gia games show do Nghệ sỹ Ưu tú Xuân Bắc dẫn chương trình; tham quan các gian trưng bày sản phẩm được chế biến từ quả vải; tham quan vườn vải và chụp ảnh lưu niệm...
Đặc biệt, chương trình có sự tham gia của 3 đội thi, mỗi đội 5 người (gồm 3 nam, 2 nữ) đến từ các xã: Quý Sơn, Thanh Hải, Nam Dương. Các đội sẽ tham gia các phần thi hái, bó và đóng vải. Kết quả đội Quý Sơn đạt 49 điểm (giải nhất); đội Thanh Hải 46 điểm (giải nhì) và đội Nam Dương đạt 45,5 điểm (giải ba).
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.