Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 27 tháng 9 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 7 tháng 9 năm 2024 | 16:19

Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh

Ngày 6/9, tại Trạm Nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp, thôn Khe Đồi, xã Quang Sơn (thành phố Tam Điệp, Ninh Bình ), Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (DTS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức lễ khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh.

Đại diện các đơn vị nhấn nút tượng trưng, chính thức khánh thành công trình Trang trại chăn nuôi thông minh.

Trang trại chăn nuôi thông minh thuộc dự án "Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình, Việt Nam" do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại.

Tới dự có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo Ban quản lý dự án tại Việt Nam và Hàn Quốc; Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam; lãnh đạo Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Ninh Bình.

Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 7/2023, đến nay đã hoàn thành và đi vào hoạt động; tổng diện tích là 20 ha, gồm 5 hợp phần chính: Lắp đặt mô hình trình diễn trang trại thông minh (trong đó diện tích chuồng nuôi lợn nái là 216 m2, diện tích chuồng nuôi lợn thịt là 467 m2); phát triển hệ thống phần mềm điều hành trang trại thông minh; đào tạo, chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước quản trị dữ liệu, điều hành hệ thống trang trại; xây dựng báo cáo chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển trang trại và hợp phần xây dựng hệ sinh thái, thương hiệu sản phẩm, chiến lược phát triển thị trường, quảng bá chia sẻ nội dung dự án.

Nguồn vốn đầu tư bằng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc với tổng kinh phí đầu tư 3,5 tỷ Won (tương đương 73 tỷ đồng), vốn đối ứng hơn 326.000 USD, tương đương hơn 7 tỷ đồng.

Trạm Nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp là nơi lưu giữ các giống gốc và các dòng lợn ngoại có gen quý được chăm sóc bởi nguồn nhân lực phát triển và có kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh theo chuỗi. Sau khi được chăm sóc kỹ lưỡng, mỗi năm xuất bán được khoảng 4,5 - 6 nghìn con lợn giống sinh sản và 18-20 nghìn con lợn thương phẩm. 

Đồng thời, đây còn là chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương trực thuộc Viện Chăn Nuôi, với hệ thống hạ tầng chăn nuôi hiện đại, còn rất nhiều dư địa để phát triển về quy mô diện tích cũng như tiến hành các nghiên cứu, thử nghiệm khoa học mới.

Dự án hoàn thành giúp cung cấp thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng, tăng năng suất và thu nhập cho nông dân thông qua ứng dụng mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh theo chuỗi giá trị nông sản. Đồng thời nâng cao năng lực trong chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, lưu thông hàng hóa và quản lý dữ liệu hệ thống cho cán bộ và người dân tham gia dự án.

Trong bối cảnh các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh hoàn chỉnh với những ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vẫn chưa được đầu tư bài bản do chi phí cao, Dự án "Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại tỉnh Ninh Bình, Việt Nam" được kỳ vọng sẽ tạo ra một mô hình sản xuất và tiêu thụ nông sản sạch điển hình, có khả năng cạnh tranh cao, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho nông dân, đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành Nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng.

Tại lễ khánh thành, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam; lãnh đạo Ban quản lý dự án Hàn Quốc và lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã bấm nút chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động trang trại chăn nuôi thông minh.

 

Theo baoninhbinh.org.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Nâng cao năng lực cho cán bộ chủ chốt HTX và khuyến nông cơ sở khu vực Bắc Trung bộ

    Nâng cao năng lực cho cán bộ chủ chốt HTX và khuyến nông cơ sở khu vực Bắc Trung bộ

    Sáng 25/9, Qũy Thiện Tâm (tập đoàn Vingroup), Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương tổ chức khóa tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ chủ chốt Hợp tác xã (HTX) và cán bộ khuyến nông cơ sở 6 tỉnh Bắc Trung bộ.

  • Huyện Cao Lãnh thực hiện mô hình sinh kế mùa nước nổi

    Huyện Cao Lãnh thực hiện mô hình sinh kế mùa nước nổi

    Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cao Lãnh vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Phong Mỹ tiến hành thả cá giống trong “Mô hình sinh kế mùa nước nổi” tại xã Phong Mỹ (huyện Cao Lãnh). Ông Huỳnh Thanh Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đến dự và tham gia thả cá trong mô hình.

  • Hướng dẫn nông dân phục hồi sản xuất sau mưa bão

    Hướng dẫn nông dân phục hồi sản xuất sau mưa bão

    Để khắc phục hậu quả và hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra, đảm bảo kế hoạch sản xuất với lúa, rau màu vụ mùa 2024 và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực phía Bắc khẩn trương tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phục hồi sản xuất sau mưa bão. Kinh tế nông thôn giới thiệu một số nội dung chính của văn bản này.

  • Thu lợi 1 tỷ đồng/năm từ mô hình VAC

    Thu lợi 1 tỷ đồng/năm từ mô hình VAC

    Đó là thành quả mà ông Đàm Duy Từ, sinh năm 1963, ở xóm 10, xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đạt được.

  • Thu tiền tỷ từ rẫy kiểu mẫu ở Đắk Nông

    Thu tiền tỷ từ rẫy kiểu mẫu ở Đắk Nông

    Với diện tích 2ha đất được trồng xen canh nhiều loại cây trồng được canh tác bài bản, khoa học giúp mỗi năm có nguồn thu nhập gần 1 tỷ đồng.

  • “9X” làm giàu từ nuôi chồn hương

    “9X” làm giàu từ nuôi chồn hương

    Sau nhiều lần thất bại, anh Phạm Minh Phương đã thuần hóa và nuôi thành công chồn hương - con nuôi tốn không nhiều chi phí thức ăn cũng như công chăm sóc, từng bước mở rộng quy mô, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Top