Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 30 tháng 10 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 3 năm 2023 | 9:24

Khơi nguồn cho phụ nữ Hà Tĩnh khởi nghiệp

Bằng những hoạt động cụ thể và thiết thực, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ ở Hà Tĩnh đã đồng hành và khơi nguồn cảm hứng cho nhiều chị em, giúp họ vượt qua khó khăn để phát triển sản xuất, kinh doanh, tự tin theo đuổi đam mê và hiện thực hóa ước mơ vươn lên làm giàu chính đáng.

Lan tỏa nhiều tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi

Tận dụng diện tích đất vườn, nguồn nguyên liệu sẵn có, năm 2014 chị Trần Thị Hậu ở xã Hương Bình (Hương Khê) đã học cách trồng nấm và bắt tay vào trồng nấm. Lúc ấy, trồng nấm đang là nghề hoàn toàn mới đối với người dân Hương Bình nên chị gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật cũng như nguồn vốn.

Bằng sự tâm huyết, chị Hậu tự mày mò, học hỏi, rồi vận động 7 thành viên trong thôn cùng góp vốn xây dựng nhà trồng nấm, mua nguyên liệu và giống lập nên Tổ hợp tác (THT) Trồng nấm Bình Hải. Được sự đồng lòng của các thành viên, nhà trồng nấm hình thành những hạng mục cơ bản để THT bước vào sản xuất. Tuy nhiên, do kỹ thuật và cơ sở vật chất còn sơ sài nên hiệu quả kinh tế mang lại không đáng kể.

Từ nông dân chỉ quen với việc đồng áng, nhờ tiếp cận nguồn vốn, tham gia các khóa tập huấn của Hội phụ nữ, chị Trần Thị Hậu, THT Trồng nấm Bình Hải đã mạnh dạn khởi nghiệp thành công với mô hình sản xuất nấm và sản phẩm OCOP từ nấm bào ngư.

May mắn là, sau đó, chị Hậu và các thành viên THT được tiếp cận nguồn vốn của Quỹ Phát triển phụ nữ huyện Hương Khê, tham gia các lớp tập huấn của Hội Phụ nữ các cấp, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thương hiệu, mở rộng quy mô nhà xưởng lên 1.500m2.

Chị Trần Thị Hậu, Tổ trưởng THT, cho biết: THT Trồng nấm Bình Hải là THT đầu tiên được hưởng chính sách để theo nghề trồng nấm của Hội Phụ nữ huyện Hương Khê nên được hỗ trợ cả về vốn và kỹ thuật. Ngoài việc trồng nấm cho hiệu quả kinh tế ổn định, THT đã mạnh dạn đầu tư lò hấp và nhà xưởng để sản xuất nấm giống, tăng thu nhập cho các thành viên. Sản phẩm làm ra của THT được khách hàng tin tưởng và tiêu thụ khá mạnh. Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Hội Phụ nữ các cấp và địa phương, năm 2020, HTX đã xây dựng thành công sản phẩm nấm đạt OCOP 3 sao.

Từ đam mê đến ý tưởng kinh doanh độc đáo, đầu năm 2022, chị Nguyễn Thị Nguyệt ở Tổ dân phố 6 (thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà) đã hiện thực hóa ý tưởng, xây dựng hệ thống liên kết với các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh, để sản xuất thịt gà mát thương hiệu Công ty CP Nguyệt Quang.

Dự án đảm bảo bao tiêu và cung ứng các sản phẩm gà sạch theo mô hình chuỗi từ cung cấp con giống, thức ăn, kỹ thuật đến quy trình giết mổ và cung ứng sản phẩm ra thị trường. Bước đầu thực hiện, mô hình sản xuất thịt gà mát của chị Nguyệt được đánh giá có tính thực tiễn, mô hình của chị Nguyệt đạt giải Nhì cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo cấp tỉnh năm 2022.

Tấm gương phụ nữ vượt khó làm kinh tế giỏi như: chị Lê Thị Kim Lương, chủ mô hình trồng cây ăn quả xã Đức Lĩnh (huyện Vũ Quang); chị Nguyễn Thị Miện, Giám đốc HTX thu mua và chế biến thủy hải sản Kỳ Phú (Kỳ Anh); chị Võ Thị Hoài, chủ cơ sở chế biến thực phẩm sạch Hoài Võ, xã Kim Song Trường (Can Lộc); chị Đinh Thị Tứ, chủ mô hình tổng hợp xã Hà Linh (Hương Khê); chị Nguyễn Thị Mai - chủ mô hình kinh tế trồng cam ở thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc (Can Lộc)… xuất hiện ngày càng nhiều.

Đặc biệt, sau khi Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh với mục tiêu thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ.

Đồng hành cùng sự phát triển của phụ nữ

Để tạo điều kiện cho phụ nữ Hà Tĩnh khởi nghiệp, tham gia phát triển kinh tế, các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên bám sát địa bàn, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên phụ nữ, nhất là hội viên hoàn cảnh khó khăn đang có ý tưởng khởi nghiệp. Từ việc tuyên truyền vận động, hỗ trợ tiếp cận các chính sách đã tạo đòn bẩy giúp chị em phụ nữ mạnh dạn tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Ngày càng có nhiều mô hình kinh tế ở các vùng nông thôn Hà Tĩnh do phụ nữ làm chủ. Trong ảnh: Chị Nguyễn Thị Mai - chủ mô hình kinh tế trồng cam ở thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc  (Can Lộc) trong niềm vui “gặt hái” thành quả của mình.

Đặc biệt là sự ra đời của Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh, cho các đối tượng vay vốn là hội viên phụ nữ thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có cuộc sống trung bình… Quỹ được triển khai với phương thức vay tín dụng, thông qua tổ bảo lãnh trả góp hàng tháng, thủ tục vay đơn giản, không cần thế chấp tài sản, mức cho vay đa dạng, từ 2 đến gần 50 triệu đồng.

Năm 2022, Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh đã thành lập được 15 tổ tín dụng tiết kiệm (TDTK); kết nạp 4.001 thành viên; giải ngân trên 152,5 tỷ đồng; huy động tiền gửi tiết kiệm gần 19,3 tỷ đồng.

Hoạt động tín dụng tiết kiệm đang được triển khai tại 129 xã, phường, thị trấn thuộc 12 huyện, thị, thành phố trên toàn tỉnh (trừ TX Hồng Lĩnh). Toàn tỉnh có 1.000 tổ TDTK với 14.787 thành viên tham gia. Trong đó, các tổ có số dư tiền tiết kiếm bắt buộc trên 37,4 tỷ đồng; dư nợ cho vay trên 149,3 tỷ đồng; tỷ lệ thu hồi gốc, lãi, tiết kiệm hàng tháng đạt 100%.

Giai đoạn 2017 – 2022, thành lập 43 hợp tác xã, 395 tổ hợp tác/tổ liên kết phát triển sản xuất kinh doanh do phụ nữ quản lý, điều hành; trên 3.600 phụ nữ nghèo vươn lên thoát nghèo, gần 3.300 phụ nữ cận nghèo vươn lên trung bình, khá; phát triển mới gần 2.500 mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ; xây dựng được 100 sản phẩm OCOP do phụ nữ làm chủ, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Bà Dương Thị Kiều, Giám đốc Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh, cho biết: “Vai trò quan trọng của phụ nữ ngày nay không chỉ trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc mà còn ở việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quản trị sản xuất kinh doanh. Để đồng hành cùng với các ý tưởng khởi nghiệp của phụ nữ, Quỹ Phát triển phụ nữ đã và đang tạo nguồn sinh kế cho nhiều phụ nữ trên địa bàn mạnh dạn phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Để tiếp tục khơi nguồn sáng tạo cho phụ nữ khởi nghiệp, thời gian tới, các cấp Hội Phụ nữ tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động kết nối, tiếp cận, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay, nguồn Quỹ hỗ trợ; đồng hành cùng chị em học hỏi, mạnh dạn khởi nghiệp, lan toả những đức tính “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” trong thời kỳ hội nhập và phát triển”.

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả ở Quảng Nam

    Mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả ở Quảng Nam

    Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hình thức hộ kinh doanh đang dần khẳng định tính hiệu quả, lâu dài và phát huy thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp.

  • Nhà khoa học của nhà nông: Tạo sự đột phá trong ngành Nông nghiệp

    Nhà khoa học của nhà nông: Tạo sự đột phá trong ngành Nông nghiệp

    Những năm qua, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn, góp phần làm gia tăng giá trị nông sản, nâng cao năng suất lao động, thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân và cộng đồng.

  • Hợp tác sản xuất lúa, sầu riêng, cà phê hiệu quả, an toàn, bền vững

    Hợp tác sản xuất lúa, sầu riêng, cà phê hiệu quả, an toàn, bền vững

    Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa ký kết Biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH Bayer Việt Nam về Chương trình hợp tác mở rộng mô hình canh tác bền vững, nâng cao năng suất và chất lượng lúa, sầu riêng, cà phê tại Việt Nam năm 2025.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

  • Hiệu quả “kép” từ vườn ổi ở Miếu Bông

    Hiệu quả “kép” từ vườn ổi ở Miếu Bông

    Chúng tôi về thôn Miếu Bông, xã Hoà Phước (huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng), tham quan vườn ổi vừa cho thu hoạch quả, vừa thu lá để làm thuốc, mang lại hiệu quả kinh tế cao của chị Đỗ Thị Thanh Thúy.

  • Làm giàu từ nuôi chim chào mào

    Làm giàu từ nuôi chim chào mào

    Nuôi chim cảnh đã giúp một thanh niên khởi nghiệp thành công, vươn lên làm giàu, đó là trường hợp của anh Trần Hữu Vinh (31 tuổi, ở ấp 5, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Từ việc nhân nuôi giống chim chào mào đột biến (giống lai) đã giúp chàng trai trẻ này có thu nhập tiền tỷ.

Top