Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 20 tháng 9 năm 2023 | 21:39

Khuyến cáo nông dân bảo vệ nghêu nuôi trước thời tiết bất lợi

Nghề nuôi nghêu phát triển tại khu vực ven biển Gò Công, tập trung nhiều nhất ở xã Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang), góp phần giải quyết công ăn việc làm, thu nhập cho người dân miền biển, đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, tạo nguồn cung hàng hóa chất lượng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Thu hoạch nghêu tại bãi biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Hữu Chí/TTXVN

Tại đây, bà con tận dụng diện tích bãi bồi ven biển thả con giống, tạo thành vùng nuôi tập trung rộng trên 2.200 ha. Với năng suất bình quân khoảng 10 tấn/ha, hàng năm, vùng nuôi nghêu Gò Công, tỉnh Tiền Giang đạt sản lượng trên 20.000 tấn sản phẩm cung ứng thị trường tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu. 

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông Nguyễn Văn Quí, từ đầu năm đến nay, nông dân địa phương thu hoạch đạt sản lượng khoảng 11.000 tấn nghêu thương phẩm. Giá nghêu thịt ổn định ở mức cao,  từ 26.000 đ đến 28.000 đồng/kg, bà con vùng nuôi rất phấn khởi bởi nghề nuôi nghêu đang mang lại thu nhập khá.

Nhằm thực hiện kế hoạch phát triển bền vững nghề nghêu Gò Công, huyện Gò Công Đông đã thành lập Ban Chỉ đạo Phát triển bền vững nghề nghêu Gò Công, phối hợp Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang xây dựng tiêu chuẩn MSC cho vùng nuôi nghêu, hướng đến việc xuất khẩu nghêu sang thị trường các nước phát triển như: châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản….Địa phương cũng kiện toàn 2 Tổ quản lý cộng đồng nghề nghêu theo tiêu chí MSC; xác định trữ lượng nguồn nghêu giống, nghêu bố mẹ và nghêu thịt cho vùng nuôi... 

Mặt khác, Gò Công Đông đang triển khai dự án “Khu bảo tồn nghêu giống và nghêu bố, mẹ tại vùng nuôi nghêu xã Tân Thành” với mục tiêu nâng cao giá trị, hiệu quả của hoạt động nuôi nghêu; bảo tồn được nguồn nghêu bố mẹ cũng như gia tăng khả năng sinh giống tự nhiên hàng năm cho vùng nuôi nghêu Gò Công.

Đồng thời, để giúp nông dân bảo vệ tốt vùng nuôi trước thời tiết bất lợi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang thường xuyên lấy mẫu, giám sát mầm bệnh trên nghêu nuôi, khuyến cáo nông dân các biện pháp xử lý, ứng phó cần thiết, đảm bảo nghêu nuôi phát triển, hạn chế thiệt hại hoặc rủi ro dịch bệnh.

Theo Phó Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang, Tiến sĩ Thái Quốc Hiếu, hiện nay đang vào mùa mưa, môi trường biến động nên rất thuận lợi cho vi khuẩn gia tăng mật độ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con nghêu nuôi. Do vậy, nông dân vùng nuôi cần chú ý đến các yếu tố liên quan như: lịch thả giống, bãi nuôi, mật độ, cách chăm sóc, quản lý và khai báo kịp thời khi xảy ra dịch bệnh theo khuyến cáo của ngành chức năng.

Đặc biệt, cần tuân thủ lịch thả giống theo khuyến cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y vào hai thời điểm trong năm. Thời điểm thứ nhất là từ giữa tháng 10 năm trước đến tháng giêng năm sau; thời điểm thứ hai là từ sau tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Trên cơ sở đó, tùy thuộc vào vị trí sân và kích cỡ nghêu giống thả nuôi, nông dân quyết định thời điểm cu thể thả giống nghêu cho sân nghêu của mình nhằm bảo đảm nghêu phát triển tốt, bội thu.

Ngoài ra, nông dân cũng cần quan tâm định kỳ 3 tháng một lần san thưa để duy trì mật độ nghêu nuôi thích hợp, chủ động phòng chống dịch bệnh, không để gây thiệt hại người nuôi. Đặc biệt, không thả giống nghêu nuôi ở những nơi mực nước cạn, có thời gian phơi bãi từ 3 đến 4 giờ trở lên mỗi ngày hoặc ở những nơi quá gần cửa sông...

 

https://baotintuc.vn/kinh-te/khuyen-cao-nong-dan-bao-ve-ngheu-nuoi-truoc-thoi-tiet-bat-loi-20230920104458913.htm

Minh Trí (TTXVN)
Ý kiến bạn đọc
  • Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 260ha trồng sầu riêng, sản lượng ước đạt 1.800 tấn/năm. Tuy sản lượng chưa nhiều so với các vùng trọng điểm khác, song, với hiệu quả kinh tế mà sầu riêng mang lại, rất cần hướng đi đúng và bền vững cho loại nông sản có giá trị cao này.

  • Làm giàu từ mô hình VAC

    Làm giàu từ mô hình VAC

    Với quyết tâm phát triển kinh tế, năm 2016, ông Nguyễn Văn Bích ở khu Xuân Quang, phường Yên Thọ (TX. Đông Triều - Quảng Ninh) mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang mô hình trang trại tổng hợp VAC (nuôi lợn, cá chạch và cây ăn quả).

  • Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Trước nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động các phương án để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất của người dân.

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top