Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt cấp thêm 32 mã số vùng trồng sầu riêng, nâng tổng số mã vùng trồng sầu riêng tại tỉnh Lâm Đồng lên 33 mã vùng. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng vẫn khuyến cáo người dân về việc trồng sầu riêng.
Theo kết quả thống kê, diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 17.163 ha, tăng hơn 3.500 ha so với năm 2021. Sầu riêng và một số loại cây ăn quả khác trồng thuần, trồng xen trên vườn cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; tăng thu nhập cho người sản xuất.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tình trạng phát triển nóng về diện tích, mở rộng trồng mới sầu riêng ở vùng không có lợi thế, tự phát chặt phá cây trồng khác để trồng mới sầu riêng... có nguy cơ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, phá vỡ sự ổn định của thị trường trong thời gian tới.
Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng khuyến cáo người dân không nên phát triển trồng sầu riêng ồ ạt mất kiểm soát
Bên cạnh đó, thực hiện Chỉ thị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phát triển bền vững sản xuất cây sầu riêng, chanh leo và văn bản của Cục Trồng trọt về việc chỉ đạo phát triển cây sầu riêng tại các tỉnh, thành; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đề nghị: UBND các huyện, thành phố khuyến cáo nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng tại các vùng có điều kiện đất đai, tưới tiêu không phù hợp; không tự phát chặt phá các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng mới sầu riêng; không tự phát chuyển đổi vườn cây công nghiệp, cây khác đang trồng xen sầu riêng có hiệu quả sang trồng thuần cây sầu riêng.
UBND các huyện, thành phố tăng cường hướng dẫn nông dân đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật đối với các vườn sầu riêng giai đoạn kinh doanh ổn định; áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) hoặc sản xuất hữu cơ; quản lý dịch hại tổng hợp đối trên cây sầu riêng để nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần phát triển sầu riêng bền vững.
Các địa phương hỗ trợ, kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã… đầu tư cơ sở sơ chế, bảo quản, chế biến, đặc biệt là chế biến sâu để đảm bảo việc tiêu thụ sầu riêng từ các diện tích trồng xen, không phụ thuộc vào việc xuất khẩu sầu riêng trái tươi đi thị trường Trung Quốc; khuyến khích các doanh nghiệp hình thành chuỗi giá trị sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ với người dân và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm sầu riêng chế biến…
Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tăng cường công tác quản lý chất lượng cây giống sầu riêng, đảm bảo cung cấp cây giống đạt tiêu chuẩn chất lượng cho người dân sản xuất; công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sơ chế sầu riêng phục vụ xuất khẩu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người dân xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để phục vụ xuất khẩu.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.