Lâm Đồng là một trong những địa phương đi đầu trong việc áp dụng sản xuất nông nghiệp áp dụng ứng dụng công nghệ cao. Điều này đã đưa ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng có bước phát triển vững chắc, lâu dài.
Đến nay, Lâm Đồng đạt diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 65.308 ha (có 25.830 ha rau, 3.035 ha hoa, 3.559 ha chè, 20.404 ha cà phê, 5.045 ha lúa, 6.885 ha cây ăn quả, 167 ha cây dược liệu, 20 ha nấm và 363 ha cây trồng khác...), chiếm 21,8% diện tích đất canh tác.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng
Toàn tỉnh Lâm Đồng đã mở rộng và phát triển 210 chuỗi liên kết từ thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản, với tổng diện tích liên kết 31.212 ha (có sự tham gia của 19.320 hộ; sản lượng sản phẩm trồng trọt tiêu thụ qua chuỗi 460.000 tấn, tổng đàn vật nuôi trên 1 triệu con, sản lượng sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ qua chuỗi 143.253 tấn).
Bên cạnh đó, tỉnh Lâm Đồng đã có có 177 sản phẩm OCOP được công nhận. Tổng diện tích áp dụng VietGAP, GlobalGAP... là 5.886 ha (trong đó: rau 3.060 ha, chè 637,5 ha, cây ăn quả 1.241 ha, lúa 605 ha, dược liệu 46,4 ha, cà phê 292,5 ha, tiêu 3 ha); diện tích sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng đồng bộ, bền vững (4C, UTZ, Rainforest) là 84.019 ha, sản lượng đạt 261.620 tấn/năm.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.