Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 9 năm 2023 | 15:24

Làm giàu từ đồi rừng ở Diên Bình

Là địa phương vùng bán sơn địa, lại áp sát Quốc lộ 14, giao thông Bắc -Nam thuận lợi, vì vậy, người dân xã Diên Bình, huyện Đắk Tô (Kon Tum) có nhiều điều kiện phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng. Nhờ chăm chỉ, nhiều hộ dân nơi đây có thu bạc tỷ mỗi năm từ cây ăn trái và chăn nuôi bò.

Hai mô hình đi đầu

Ông Nguyễn Đình Đức (thôn 8, xã Diên Bình) cho biết, cách đây 7 năm, ông mua lại vườn cây cao su già cỗi 3,5ha của ông bà nội. Sau đó, trồng 120 cây sầu riêng, 10 cây xoài Úc, 10 cây vải u hồng, 8 cây chôm chôm (giống lấy ở Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam). Rất may, các loại cây này đều cho năng suất cao, chất lượng tốt. Với cây vải u hồng do hợp thổ nhưỡng Tây Nguyên nên quả vải không bị sâu đầu, vỏ mỏng, vị ngọt thanh. Năm 2023, thu được 1 tấn quả, giá bán tại vườn 35.000 - 40.000 đồng/kg.

Do có vườn cây ăn trái xanh - sạch - đẹp, ông Đức làm thêm khu nhà vườn ẩm thực để du khách có chỗ nghỉ chân, và thưởng thức sản phẩm sạch, với giá cả bình dân. Ví như: xoài Úc bán giá trung bình 20.000 đồng/kg, hiện đã thu được 5 tạ (10 triệu đồng); sầu riêng 65.000 đồng/kg, đã thu 1,5 tấn. Ngoài ra, còn có hoa, cây cảnh, trong đó: hoa giấy 200 chậu, bình quân 600.000 đồng/chậu. Bể cá cảnh cũng cho thu nhập khá, ví như: cá chép coi, giá 550.000 đồng/kg, hiện đã bán được 20- 30 kg.

Cán bộ xã cùng đoàn công tác thăm mô hình nuôi cá của gia đình ông Nguyễn Đình Đức.

“Dòng cá này mua từ miền Bắc vào, rẻ hơn mua từ miền Nam ra (chưa hiểu nguyên nhân vì sao). Mỗi năm gia đình nhập 1 lần, mỗi lần 3 tạ. Khách đến mua cá, chủ yếu là khách đến uống cà phê do gia đình trồng (5 ha) và tự rang xay, tự thu hoạch, chế biến. Hiện, cà phê bột (nguyên chất) của chúng tôi có giá 150.000 đồng/kg; cà phê nhân 70.000 đồng/kg; cà phê sạch 60-70 triệu đồng/tấn. Giá cà phê hiện đang nằm ở mức cao, hiếm có trong vòng mấy chục năm nay”, ông Đức chia sẻ.

Mặt khác, cũng theo ông Đức, do nhà vườn thắng lợi, nên đã mở luôn quán cà phê vườn gần 1 năm nay. Hiện, mức đầu tư cho khu nhà vườn, đã trên 3 tỷ đồng, do vậy chưa có thu. Chưa kể, hàng tháng phải thuê 4 công nhân phục vụ, với mức lương 5 triệu đồng/người/tháng. Dự kiến, với đà phát triển này, khoảng 3 -5 năm nữa nhà vườn sẽ có lãi.      

Cũng chăm chỉ và tháo vát không kém gia đình ông Đức, ông Lưu Vĩnh Hùng, thôn 5, xã Diên Bình (Đắk Tô) cũng là một điển hình làm giàu ở địa phương, ông cho biết: “Gia đình có 2.400 m2 vườn đồi, canh tác từ năm 2013 đến nay, hiện đã có 1.100 cây cà phê, 14 năm tuổi. Bình quân 1 năm thu 25 tấn, giá gần 300 triệu đồng/tấn, giá này đang nằm ở mức khá cao so với 10.000 -12.000 đồng/kg những năm trước, có khi xuống thấp chỉ còn 7.000-10.000 đồng/kg; đầu ra lại thông thoáng, ổn định. Do đó, tôi thu về khoảng 1 triệu đồng/ngày, trung bình lãi khoảng 20-25 triệu đồng/tháng.

“Ngoài ra, gia đình còn có ao cá 4 sào (1 sào Tây Nguyên = 1.000m2), bình quân 1 năm thu 5-6 tấn cá thương phẩm, doanh thu 700 triệu đồng/năm, trừ chi phí, lãi khoảng 500 triệu đồng/năm. Bò mẹ 15 con, mỗi năm 1 bò mẹ sinh 1 bê con, giá 1 bê con 9 triệu đồng, chỉ riêng phân bò đã đạt 100 tấn/năm (tương đương 65 triệu đồng/năm). Hiện, thu nhập từ cà phê và chăn nuôi của chúng tôi rất ổn định”, ông Hùng cho biết thêm.

Đoàn công tác thăm mô hình vườn đồi của ông Hùng .

Song hành cùng người dân

Trao đổi với chúng tôi, cán bộ phụ trách mảng nông nghiệp của Diên Bình, ông Đinh Văn Nghĩa cho biết: “Mấy năm gần đây, dù thời tiết bất thường nhưng nhờ có kế hoạch phát triển cụ thể nên năng suất lúa vụ Đông - Xuân đạt 6,7 tấn/ha, đạt 111,7% kế hoạch huyện giao (6 tấn); sản lượng đạt 609,7 tấn (đạt 111,7%, so kế hoạch huyện giao 546 tấn). Tổng diện tích các loại rau và dưa hấu đã thực hiện 35ha; tổng diện tích cây đậu các loại đã thực hiện 9,4ha (đạt 188% so kế hoạch huyện giao). Hiện, bà con đang tiếp tục nâng cao diện tích các loại rau; tưới nước, làm cỏ, bón phân và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh”.

Mặt khác, ông Nghĩa còn cho biết thêm, bên cạnh những cây trồng chính nói trên, các cây trồng khác như: cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, cây mắc ca, cũng được chú trọng. Ví như, cây cao su 1.343 ha; cây cà phê 556 ha; hồ tiêu 14 ha; mắc ca 99ha. Ngoài ra, xã cũng đang xây dựng cánh đồng lớn cà phê vối hiện có, đạt chuẩn an toàn thực phẩm, với quy mô 32 ha. Hình thành vùng cây ăn quả mắc ca tập trung; mô hình nuôi cá lồng (1 trang trại).

Chủ tịch UBND xã Diên Bình Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết: “Chúng tôi đã ban hành các văn bản, triển khai thực hiện Đề án phát triển tổng thể nông nghiệp năm 2023, đến tất cả các thôn. Cụ thể, xây dựng cánh đồng lớn cà phê vối hiện có, đạt chuẩn an toàn thực phẩm, quy mô 1 vùng 51,8ha/50 hộ. Xây dựng cánh đồng lớn cà phê vối hiện có, đạt chuẩn an toàn thực phẩm, quy mô 3 ha, tại thôn 4.

Hình thành vùng cây ăn quả mắc ca tập trung; mô hình nuôi cá lồng trên sông: 1 trang trại; hỗ trợ chỉnh trang, cải tạo vườn tạp, khu vực nông thôn, gắn với việc phát triển 1 số loại cây ăn quả, quy mô 2,54ha”.

Mặt khác, ông Lĩnh còn cho biết thêm, việc hỗ trợ trồng rừng sản xuất đã thực hiện đăng ký trồng mới năm 2023 là 32,74ha/9 hộ dân, đạt 163,7%, so với kế hoạch huyện giao là 20 ha. Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, gắn với chương trình mỗi xã 1 sản phẩm, quy mô 1 chủ thể. Dự kiến, 1 sản phẩm đạt 3 sao cấp huyện (chủ thể sản phẩm cà phê bột nguyên chất Nguyễn Đình Đức, thôn 8, xã Diên Bình). 

Song song với những công việc trên, Diên Bình tiếp tục chỉ đạo nhân dân, phát triển chăn nuôi đàn gia súc, vì đây là thế mạnh của đất đồi rừng. Đồng thời, yêu cầu nhân viên thú y xã, và các trưởng thôn, tăng cường công tác kiểm tra đàn gia súc, gia cầm. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh đến các hộ dân, để bảo vệ đàn vật nuôi; không để dịch bệnh phát sinh, lây lan. Đáng ghi nhận, từ đầu năm 2023 đến nay, Diên Bình không có dịch tả lợn châu Phi, bệnh viêm da nổi cục, dịch cúm gia cầm...

Hy vọng, với cách làm bài bản, nỗ lực cao của chính quyền và người dân, Diên Bình sẽ sớm trở thành một trong những địa phương phát triển nông nghiệp vững mạnh của Đắk Tô.

 

An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top