Việc khai thác các đề tài có nội dung chuyên sâu, chuyên ngành của các đơn vị báo chí của Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Đó cũng là trăn trở làm sao để hệ thống báo chí của Liên Hiệp hội Việt Nam có thể “sống khỏe” bằng chính ngòi bút của mình.
Giảng viên-Nhà báo Lê Nghiêm, Phó chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam chia sẻ tại cuộc Tập huấn Kỹ năng viết tin, bài trong báo chí điện tử cho các phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí của Liên hiệp Hội Việt Nam. (Ảnh: Thanh Tâm)
“Tôi mong muốn thông qua buổi tập huấn hôm nay, các học viên của chúng ta sẽ có thêm những kỹ năng, kinh nghiệm áp dụng vào công việc của mình hiệu quả hơn. Tôi cũng rất trăn trở làm sao để hệ thống báo chí của Liên Hiệp hội Việt Nam có thể “sống khỏe” bằng chính ngòi bút của mình”.
Đó là chia sẻ của Giảng viên-Nhà báo Lê Nghiêm, Phó chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam tại cuộc Tập huấn Kỹ năng viết tin, bài trong báo chí điện tử cho các phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí của Liên hiệp Hội Việt Nam do Liên Hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày hôm nay (28/9), tại Hà Nội.
Nhà báo Lê Hồng Ban TT và PBKT Liên Hiệp hội Việt Nam cho hay, việc khai thác các đề tài có nội dung chuyên sâu, chuyên ngành của các đơn vị báo chí của Liên Hiệp Hội Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Trước nhu cầu và mong muốn tổ chức các lớp học nhằm tập huấn sâu, nâng cao trình độ cho người viết báo trong hệ thống Liên Hiệp hội, Ban tổ chức đã tổ chức lớp tập huấn, hội tụ các học viên từ các đơn vị báo chí thuộc Liên Hiệp hội.
Cuộc tập huấn hôm nay đã thu hút đông đảo sự quan tâm của các học viên trên khắp các địa phương. Nội dung cuộc tập huấn xoay quanh chủ đề cách khai thác các đề tài chuyên sâu của các Tạp chí chuyên ngành, cách triển khai để những bài viết có “chỗ đứng” trong lòng độc giả và giúp báo chí chuyên ngành có thể đi đúng định hướng tôn chỉ mục đích và có những phản ánh đa chiều về kinh tế, cũng như xã hội.
Các học viên sôi nổi tham gia thảo luận xung quanh chủ đề của cuộc Tập Huấn. (Ảnh: Thanh Tâm)
Chăm chú lắng nghe và học hỏi những kiến thức của buổi tập huấn, học viên Tuyết Nhung đến từ Tạp chí điện tử Sinh thái nông nghiệp cho hay, buổi học thực sự đã cung cấp cho em và các học viên ở đây nhiều kiến thức thú vị. Là một sinh viên mới ra trường bắt đầu làm quen với nghề Báo em còn nhiều bỡ ngỡ và cần học hỏi, trau dồi kiến thức nhiều hơn nữa để có những bài báo chất lượng. Qua cuộc Tập huấn hôm nay, em đã có thể định hình thêm cho mình những cách triển khai với những đề tài có chiều sâu hơn nhưng vẫn đảm bảo tính gần gũi và được bạn đọc đón nhận.
Khi hỏi Giảng viên Lê Nghiêm về ấn tượng của thầy về cuộc tập huấn hôm nay, thầy đã thẳng thắn đánh giá, có thể với chủ đề hôm nay, với thời lượng ngắn là chưa thỏa mãn các kiến thức cần bàn tới, thế nhưng tôi rất mong muốn các kiến thức góp nhặt được sẽ giúp các em thuận lợi hơn trong công việc của mình.
Chia sẻ thật lòng khi hỏi các hội viên lựa chọn đề tài triển khai trong buổi tập huấn, giảng viên Lê Nghiêm cũng nhận định: “Các học viên chưa có tư thế sẵn sàng đề vào việc, tuy nhiên tôi tin rằng, qua buổi hôm nay các bạn sẽ có những trăn trở, cảm giác như đang “mắc nợ” về việc đặt vấn đề lựa chọn đề tài để từ đó thôi thúc động lực cố gắng hoàn thiện chính mình hơn nữa, trăn trở để có nhiều đề tài chuyên sâu hơn nữa, để “nuôi dưỡng” mạch nguồn khai thác các chủ đề vô tận trong cuộc sống. Có như vậy Tạp chí chuyên ngành mới thực sự “sống khỏe” trước thời cuộc".
Ths. Lê Thanh Tùng - Trưởng ban TT và PBKT Liên Hiệp hội Việt Nam phát biểu kết luận cuộc Tập huấn.
Phát biểu kết luận cuộc Tập huấn Ths. Lê Thanh Tùng - Trưởng ban TT và PBKT Liên Hiệp hội Việt Nam đánh giá cao tinh thần học tập của các hội viên. Qua đó cho thấy sự quan tâm và hiệu quả nội dung cuộc Tập huấn ngày hôm nay. Thời gian tới, Liên Hiệp hội sẽ cố gắng tạo thêm nhiều buổi tập huấn chuyên đề với những chủ đề sát sườn với nhu cầu và mong muốn của các đơn vị thành viên hơn nữa, nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên ngành của các đơn vị./.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.