Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 1 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2023 | 8:15

Lan tỏa phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ở xã Thanh Nghị

Trong những năm qua, phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã được Hội Nông dân xã Thanh Nghị (Thanh Liêm, Hà Nam) triển khai sâu rộng có hiệu quả, tạo sự lan tỏa và thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Trước khi đến với nghề nuôi ốc nhồi, gia đình ông Phạm Văn Oanh thôn Thanh Sơn, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm chủ yếu là nuôi dê, nuôi ong và trồng đào. Nhưng vất vả mà thu nhập không được ổn định. Vì thế, ông Oanh đã tìm hiểu mô hình nuôi ốc nhồi.

Mô hình nuôi ong ở xã Thanh Nghị

Nghĩ là làm, năm 2020, ông Oanh mua giống và tận dụng các bể nước không dùng của gia đình để nuôi ốc. Do ban đầu chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc nên năm đầu tiên ốc nuôi bị chết nhiều, không có lãi nhưng bù lại ông Oanh đã tích được kinh nghiệm để đến năm thứ 2 và năm nay, mô hình nuôi ốc nhồi của ông đã có thu nhập khá tốt. Mỗi lứa xuất bán ra thị trường hơn 3 tạ ốc thương phẩm, thu lãi hàng chục triệu đồng.

Ông Phạm Văn Oanh chia sẻ: Ốc nhồi có nhiều ưu điểm như có sức đề kháng tốt, dễ chăm sóc, chỉ cần nguồn nước tự nhiên sạch là có thể nuôi tốt. Thức ăn chủ yếu có trong tự nhiên, chỉ là bèo tấm, các loại rau, củ, quả, lá cây thả nổi trên mặt nước nên dễ tìm, chi phí đầu tư thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vườn đào của gia đình ông Vũ Văn Hanh, thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm nhiều năm nay là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương cũng như nhiều người dân trong tỉnh Hà Nam mỗi độ tết đến xuân về. Trên diện tích rộng hơn 3 hecta gia đình ông Hanh trồng rất nhiều loại đào, từ đào cổ truyền, đào phai 5 cánh đến các loại đào thế, đào huyền.

Bên cạnh đó, gia đình còn nuôi trên 100 thùng ong và khoảng 200 con đà điểu. Tổng thu nhập một năm gia đình ông thu lãi hàng trăm triệu đồng. Ông Vũ Văn Hanh cho biết: Làm nông bây giờ không khó và không còn nghèo như trước nếu biết chịu khó học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, chăn nuôi. Vì thế, bên cạnh những cây trồng truyền thống của địa phương như trồng đào, gia đình ông còn đầu tư, áp dụng đưa những cây trồng mới và con vật nuôi mới về gia đình nuôi thử nghiệm.

Khác với nhiều gia đình ở địa phương lựa chọn trồng cây truyền thống là trồng đào. Thì gia đình Bà Phạm Thị Mến ở thôn Thanh Sơn, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm lại lựa chọn trồng xen kẽ cây ăn quả và các loại cây dược liệu với diện tích hơn 2 hecta. Bao gồm các loại cúc trà cổ, hương nhu, bạc hà, nha đam, atixo, cây đu đủ đực ….

Lan tỏa phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ở xã Thanh Nghị

Bà Phạm Thị Mến chia sẻ: Từ 3 năm trước, nhận thấy được tiềm năng của thị trường cây dược liệu là rất lớn, nhu cầu sử dụng các loại dược liệu để chăm sóc, bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh gia tăng mạnh. Cộng thêm việc trồng các cây dược liệu rất dễ trồng, chi phí sản xuất thấp, ít tốn công chăm sóc, hiệu quả cao. Do đó, gia đình đã chuyển hướng sang trồng cây dược liệu. Đến nay, không chỉ trồng và bán sản phẩm tươi, gia đình bà Mến còn rộng thêm công đoạn sơ chế, sấy khô, đóng gói bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Việc trồng cây dược liệu đã đem lại nguồn thu nhập khá tốt cho gia đình.

Trao đổi với phóng viên ông Lưu Văn Ninh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Nghị cho biết: Những mô hình kinh tế với thu nhập hàng trăm triệu như gia đình ông Oanh, ông Hanh, Bà Mến đang xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn xã Thanh Nghị. Để phong trào này phát triển sâu rộng, tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ, Hội Nông dân xã đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia. Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ vốn, nhân rộng các mô hình điển hình trên địa bàn xã. Qua đó, ngày càng khích lệ các hội viên mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Từ đó cũng góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

 

 

Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top