Sáng 1/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ với chủ đề: “Ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết chuỗi giá trị cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu nội tiêu và xuất khẩu”.
Tại Diễn đàn, các cơ quan quản lý, hội viên thuộc Hội Làm vườn các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cùng nhau trao đổi để tháo gỡ khó khăn, khắc phục hạn chế, nâng cao năng suất cây trồng.
Giá trị sản xuất và thu nhập từ kinh tế vườn chiếm tỷ trọng cao
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, nhấn mạnh: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất cây ăn quả (CAQ) của cả nước với nhiều chủng loại rất phong phú và đa dạng.
Số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (năm 2021), tổng diện tích trồng cây ăn quả của ĐBSCL là xấp xỉ 390 nghìn hecta, chiếm 33,1% diện tích cả nước. Trong đó có một số loại cây ăn quả chủ lực như: Xoài, chuối, thanh long, sầu riêng, măng cụt, vú sữa... ĐBSCL cũng là vùng có sản lượng và giá trị xuất khẩu trái cây lớn nhất cả nước.
Năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam hơn 3,55 tỷ USD, trong đó xuất khẩu trái cây tươi và chế biến của vùng chiếm tỷ trọng cao.
PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn.
Bên cạnh lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu, sản xuất và tiêu thụ cây ăn trái ở ĐBSCL còn có nhiều thuận lợi như: nông dân có kinh nghiệm lâu năm về canh tác cây ăn quả, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu khoa học, khuyến nông, liên kết chuỗi, xúc tiến thương mại… đã góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ khó khăn, khắc phục hạn chế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp nói chung và cây ăn quả nói riêng. Giá trị sản xuất và thu nhập từ kinh tế vườn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp của Vùng.
Là đơn vị phối hợp tổ chức Diễn đàn, ông Lê Văn Tâm, Uỷ viên Thường vụ Hội Làm vườn Việt Nam, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chia sẻ về kinh nghiệm hoạt động của hội quán, một mô hình đặc thù trên cả nước.
Theo đó, tổng số hội quán trên địa bàn tỉnh là 120 hội quán với 6.236 thành viên. Chỉ tỉnh riêng 6 tháng đầu năm 2022 đã thành lập được thêm 6 hội quán. Toàn tỉnh Đồng Tháp có 29 hợp tác xã được hình thành từ nền tảng hội quán.
Hội quán không chỉ là kênh trao đổi, chia sẻ thông tin mà còn là kênh liên kết sản xuất giữa người nông dân với doanh nghiệp. Trong thời gian qua, hội quán đã tham gia vào nhiều đề án quan trọng của tỉnh như Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Đề án phát triển du lịch...
Cùng với đó, cập nhật áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nhất là các giải pháp 4.0 nhằm giảm giá thành và nâng cao hiệu quả trong sản xuất trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cây ăn trái nói riêng.
Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ đăng ký cấp mã số vùng trồng cơ sở đóng gói trái cây phục vụ xuất khẩu tại vùng ĐBSCL, đại diện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chia sẻ, trong những năm gần đây, cây ăn trái của nước ta đã liên tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng về giá trị kim ngạch xuất khẩu, cũng như đáp ứng ngày càng tốt cho cả nhu cầu tiêu thụ nội địa. Hiện trái cây Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển, nâng cao giá trị và vươn xa đến nhiều thị trường trên thế giới.
Để có thể xuất khẩu trái cây vào những thị trường giàu tiềm năng, bắt buộc phải đáp ứng được những quy định của từng thị trường mục tiêu. Trong đó, quy định về vùng trồng và cơ sở đóng gói là một trong những tiêu chí không thể thiếu.
Theo đại diện Cục Bảo vệ thực vật, để cấp mã số vùng trồng đòi hỏi phải tuân thủ và có vùng trồng. Vùng trồng chỉ được sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam và đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cấm theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Tuân thủ quy định về sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc bốn (04) đúng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và thời gian cách ly để đảm bảo dư lượng không vượt ngưỡng cho phép của nước nhập khẩu.
Ngoài ra, còn yêu cầu về việc ghi chép thông tin, nhật ký canh tác và tuân thủ các yêu cầu về canh tác.
Tham gia liên kết chuỗi giá trị nâng cao lợi ích người nông dân
Cũng tại Diễn đàn, TS. Trần Thanh Phong, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Tiền Giang chia sẻ về mô hình sản xuất tiên thụ trái cây theo GAP. Theo đó, trong khu vực ĐBSCL, Tiền Giang là địa phương có diện tích trồng trái cây lớn nhất với 82.373ha, chiếm 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh, sản lượng đạt 1,66 triệu tấn/năm.
Để hỗ trợ cho việc tiêu thụ nông sản nói chung, sản phẩm trái cây sản xuất theo GAP nói riêng, Tiền Giang đã có nhiều chính sách hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp và nông dân thông qua việc xây dựng mô hình sản xuất đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP; hỗ trợ xây dựng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.
Các đại biểu trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm bên lề Diễn đàn
Các liên kết này đã giúp nâng cao lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, đặc biệt đối với nông dân. Điều này, sẽ hạn chế được tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, góp phần tăng quy mô sản xuất và dễ dàng hơn khi áp dụng các quy trình sản xuất phù hợp, hiện đại, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và nâng cao năng lực quản lý, điều hành.
Diễn đàn được nghe ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc VCCI Hồ Chí Minh chia sẻ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những lợi thế về ưu đãi thuế qua đối với hàng hoá.
Theo ông Nam, doanh nghiệp cần tích cực chủ động hơn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu kỹ những cam kết của Việt Nam trong các FTAs. Cụ thể ngành dệt may được hưởng lợi nhiều nhất từ ưu đãi thuế quan, theo đó EU cam kết dành ưu đãi thuế quan cho cho mặt hàng dệt may của Việt Nam, cụ thể: EU xóa bỏ ngay 42,5% số dòng thuế nhập khẩu mặt hàng dệt may (Thuế suất cơ sở của các dòng thuế này đa phần từ 5-8%, một số ít dòng thuế khác dưới 5%) ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Khoảng 10 năm gần đây, thực hiện Quyết định số 899/ QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, cùng với các lĩnh vực khác trong nông nghiệp, sản xuất và tiêu thụ trái cây vùng ĐBSCL có bước chuyển biến mạnh mẽ cả về quy mô, cơ cấu, sản lượng, chất lượng và giá trị.
Các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất như: giống tốt, kỹ thuật rải vụ, công nghệ tưới, bón phân, quản lý dịch hại tổng hợp, thực hành nông nghiệp tốt (GAP)… được áp dụng rộng rãi, góp phần quan trọng làm tăng năng suất, sản lượng sản phẩm. Đồng thời, phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, tạo điều kiện thúc đẩy áp dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sơ chế, đóng gói, bảo quản trái cây.
Diễn đàn cũng dành thời gian để tư vấn cho hội viên thuộc Hội Làm vườn thuộc 5 tỉnh ĐBSCL về áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế vườn.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.