Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 2 tháng 6 năm 2022 | 15:18

Lợn nhân bản tự động hóa bằng robot đầu tiên trên thế giới ra đời ở Trung Quốc

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa cho biết, họ đã phát triển được một quy trình nhân bản lợn tự động hóa hoàn toàn thông qua việc sử dụng robot - một sự phát triển có thể giúp quốc gia tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới này giảm sự phụ thuộc vào lợn NK.

Theo truyền thông Trung Quốc, nhóm nghiên cứu của giáo sư Triệu Tân (Zhao Xin) thuộc Đại học Nam Khai cùng Viện Chăn nuôi và Thú y thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Thiên Tân, đã lần đầu tiên hoàn thành quy trình nhân bản lợn tự động hóa hoàn toàn bằng robot và “nhân giống” thành công 7 cá thể lợn Landrace thuần chủng vào ngày 31/3/2022.

 

lon.png

Những con lợn nhân bản tự động hóa hoàn toàn bằng robot của Trung Quốc. Ảnh: Đại học Nam Khai

 

Một con lợn nái thông thường đã “mang thai hộ” trong 110 ngày và sinh ra 7 con lợn nhân bản. Đây là những con vật nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới được sinh ra bằng quy trình tự động hóa.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng đẻ một lứa của lợn nái “mang thai hộ” đã tăng từ mức trung bình chưa đến 5 con lợn nhân bản nhân tạo lên tổng số 24 con trong hai đợt với 3 lứa lợn nhân bản tự động hóa và bằng robot, bình quân mỗi lứa là 8 con, tăng hơn 60%.

Được biết, lứa lợn nhân bản đầu tiên bằng robot của nhóm hiện đã được đưa vào chăn nuôi sản xuất. 9 trong số 13 con lợn nhân bản khỏe mạnh đã được giữ lại để làm giống, đạt tỷ lệ chọn giống 69%, cao gấp đôi so với tỷ lệ 35% giữ lại làm giống của lợn giống thông thường.

Nhu cầu lợn giống của Trung Quốc rất lớn, mỗi năm cần thêm khoảng 13 triệu con lợn nái giống và hơn 300.000 con lợn đực giống. Công nghệ nhân bản vô tính tự động hóa được cho là hướng mở rộng quy mô đàn lợn giống ông bà (lợn mục tiêu), nhân rộng công nghệ nhân bản vô tính trong nhân giống lợn giống và ứng dụng vào thực tế sản xuất ở Trung Quốc. Điều này giúp đem lại cho nước này các giải pháp giải quyết vấn đề nhân giống số lượng lớn và nhanh các giống vật nuôi tốt và tháo gỡ “nút thắt” trong việc gây giống lợn giống.

Trước đó, vào năm 2017, nhóm nghiên cứu của giáo sư Triệu Tân đã tạo ra được những con lợn nhân bản đầu tiên bằng robot. Tuy nhiên, quy trình nhân bản khi đó chưa đạt tới hoàn toàn tự động. Truyền thông Trung Quốc cho rằng, việc hoàn thành quy trình nhân bản lợn tự động hóa hoàn toàn trong nghiên cứu lần này đã đem lại nhiều lợi thế hơn cho công nghệ nhân bản của Trung Quốc trên thế giới./.

 

 

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top