Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về kết quả phát triển nông nghiệp hữu cơ năm 2023, trong năm qua đã tổ chức đào tạo cho 40 cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh, huyện về nông nghiệp hữu cơ và tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Dự án Vườn rau hữu cơ tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Cùng với đó, Đồng Tháp phối hợp với Tổ chức Seed To Table thực hiện Dự án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2023 - 2026, tổ chức 4 lớp bồi dưỡng về nông nghiệp hữu cơ cho người làm công tác tập huấn ToT (lĩnh vực trồng trọt).
Nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ được thực hiện, mang lại hiệu quả cao, trong đó có mô hình sản xuất xoài theo tiêu chuẩn hữu cơ. Cụ thể, mô hình sử dụng giống xoài Cát Hòa Lộc, được thực hiện tại Ấp 1, xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, với quy mô 5ha/8 hộ tham gia. Lợi nhuận mô hình hơn 74 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế tăng 17,4% so với ngoài mô hình.
Mô hình sử dụng giống xoài Cát Chu theo tiêu chuẩn hữu cơ được thực hiện tại ấp Tịnh Long, xã Tịnh Thới và ấp Hòa Long, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh, với quy mô 32,1ha/44 hộ tham gia. Năng suất mô hình đạt 9,15 tấn/ha, lợi nhuận mô hình đạt 37,9 triệu đồng/ha.
Ngành nông nghiệp còn xây dựng và hoàn thiện mô hình điểm, quy mô 20 ha sen chuyển đổi sang hữu cơ, ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ 4.0 gắn với liên kết tiêu thụ. Mô hình thực hiện tại xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười với quy mô 20 ha/7 hộ tham gia.
Bên cạnh đó, còn có mô hình xây dựng vườn rau hữu cơ tận dụng phụ phẩm từ nông nghiệp, thực hiện tại Ấp 3, xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh; mô hình sản xuất lúa hữu cơ tuần hoàn gắn với truy xuất nguồn gốc được thực hiện tại Hợp tác xã Phú Thọ, xã An Long, huyện Tam Nông, với quy mô 10 ha/8 hộ, được duy trì từ năm 2022 đến nay. Mô hình giảm 40% phân hóa học, giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị của rơm, rạ và lợi nhuận cho nông dân trồng lúa trên đơn vị diện tích.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.