Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 19 tháng 9 năm 2024  
Thứ hai, ngày 29 tháng 7 năm 2024 | 15:3

Nam Định: Hình thành những mô hình sản xuất nông nghiệp sáng tạo, hiệu quả

Những năm qua, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định luôn dành nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, hình thành những mô hình sản xuất nông nghiệp mới theo hướng cơ cấu lại nông nghiệp, sản xuất thân thiện, góp phần xây dựng phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Theo UBND huyện Hải Hậu, những năm qua, bám sát mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2021-2025, huyện đã triển khai giải pháp tập trung phát huy lợi thế về đất đai cũng như kinh nghiệm canh tác, đồng thời vận dụng linh hoạt, phù hợp những cơ chế, chính sách của tỉnh ban hành để tạo động lực hình thành những mô hình sản xuất nông nghiệp sáng tạo, hiệu quả.

Hiện, trên địa bàn huyện đã có những mô hình sản xuất, quản lý mới, những trang trại, gia trại canh tác hiện đại mang lại giá trị cao như: ứng dụng công nghệ cao nuôi tôm trong bể với tổng số 670 bể; nuôi tôm trong nhà bạt hiện có 60 ao nuôi với tổng diện tích trên 10ha; thuần hóa và nuôi cá vược nước ngọt với quy mô trên 5ha; nuôi thâm canh cá lóc bông, nuôi tôm nước ngọt, nuôi ếch thương phẩm đạt hiệu quả cao…

Mô hình liên kết trồng cây dược liệu ở xã Hải Châu, huyện Hải Hậu. Ảnh: ITN

Theo thống kê,  những năm gần đây, huyện luôn duy trì tổng diện tích lúa cả năm 19.878ha, trong đó vụ xuân 9.948ha, vụ mùa 9.931ha. Năm 2023, năng suất lúa cả năm của huyện đạt 129,46 tạ/ha, tăng 0,07 tạ/ha so với năm 2022. Diện tích cây rau màu cả năm đạt 7.308ha; trong đó vụ xuân 2.880ha, vụ hè thu 2.650ha, vụ đông 1.778ha. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt đạt 161,5 triệu đồng. Các nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt được triển khai tích cực, hiệu quả.

Các xã, thị trấn duy trì hiệu quả 8 mô hình liên kết sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao với diện tích đạt 724ha, trong đó có 410ha vụ xuân và 314ha vụ mùa, tăng 124ha so với năm 2022. Diện tích lúa được bón phân theo hướng hữu cơ đạt 978ha, tăng 678ha so năm 2022.

Xây dựng mới 15 mô hình gieo mạ khay, cấy lúa bằng máy, nâng số máy cấy toàn huyện đến nay 96 chiếc. Xây dựng được 12 lò sấy lúa tập trung tại 6 xã, góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao chất lượng lúa hàng hóa. Duy trì 4 chuỗi sản xuất rau, quả theo tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn VietGAP,  chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu 255ha  sản xuất theo tiêu chuẩn GACP-WHO cho thu nhập cao hơn trồng lúa từ 3 - 4 lần.  

Mở rộng quy mô sản xuất các giống lúa mới có năng suất cao, ổn định, chất lượng. Ngoài đổi mới về giống, nhiều mô hình sản xuất lúa tập trung đã được hình thành, đem lại nhiều lợi thế từ việc khoanh vùng nguyên liệu phù hợp, chọn giống, quản lý kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và chế biến. Nhờ đó, chất lượng lúa gạo tốt hơn, sản lượng lớn, giá thành có tính cạnh tranh. Với việc quan tâm đến mẫu mã bao bì, tiếp thị quảng bá, các sản phẩm lúa gạo “made in Hải Hậu” đang ngày càng định vị vững chắc được thương hiệu trên thị trường.

Trong lĩnh vực thuỷ sản, tổng sản lượng thủy sản cả năm 2023 của huyện Hải Hậu đạt 44,261 nghìn tấn, tăng 5,27% so với năm 2022, trong đó sản lượng khai thác đạt 23,133 nghìn tấn; nuôi trồng đạt 21,128 nghìn tấn. Hoạt động nuôi trồng thủy sản vụ xuân hè và vụ thu đông diễn ra thuận lợi với tổng diện tích đạt gần 2.300ha.

Các cấp, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các chủ tàu cá thực hiện nghiêm các quy định của Luật Thủy sản năm 2017, các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và các biện pháp quản lý, giám sát tàu cá.

Đến nay, công tác quản lý các phương tiện khai thác thủy sản, nhất là công tác phòng, chống khai thác IUU, được tăng cường hiệu quả. Huyện hiện có 12 hợp tác xã  và trên 20 tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức sản xuất, hỗ trợ cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.

Những giải pháp đúng hướng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện đã phát huy hiệu quả tích cực đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong 3 năm 2021-2023, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến mọi hoạt động phát triển kinh tế, đời sống xã hội, song kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn được duy trì và đảm bảo.

Giá trị tăng trưởng sản xuất nông nghiệp đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tiếp tục khẳng định vai trò là bệ đỡ cho nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, việc làm, thu nhập cho người dân trong bối cảnh khó khăn. Quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn tiếp tục tạo nên những vùng nông thôn mới với diện mạo khang trang, trù phú và thân thiện, kết cấu hạ tầng, trình độ sản xuất, chất lượng sống của nhân dân được nâng lên.

Tuy nhiên, số lượng các mô hình tái cơ cấu nông nghiệp của huyện vẫn còn hạn chế như: Tỷ trọng sản phẩm nông sản, thủy sản qua chế biến còn thấp. Một số xã, thị trấn bố trí cơ cấu giống chưa hợp lý, vùng trũng và nhiễm mặn vẫn cấy giống Bắc thơm số 7 dẫn đến hiệu quả không cao, thậm chí thiệt hại cho người sản xuất. Số cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh còn ít. Chăn nuôi trang trại và các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học chưa được nhân rộng. Cơ sở hạ tầng các vùng nuôi chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nên tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh. Hiệu quả hoạt động của một số hợp tác xã sau chuyển đổi còn hạn chế.

Thời gian tới, huyện Hải Hậu sẽ tiếp tục định hướng phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp trên cơ sở khai thác phát huy tối đa lợi thế theo các mục tiêu, nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho nông dân và tạo nguồn lực xây dựng thành công huyện nông thôn mới kiểu mẫu.

 

Theo daibieunhandan.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng hơn 47.000ha cây vụ đông 2024 – 2025

    Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng hơn 47.000ha cây vụ đông 2024 – 2025

    Để tiếp tục phát triển toàn diện ngành trồng trọt theo hướng tập trung, quy mô lớn, ngành Nông nghiệp Thanh Hóa phấn đấu sản xuất vụ đông năm 2024-2025 gieo trồng hơn 47 nghìn ha cây trồng, ổn định sản lượng lương thực 1,5 triệu tấn.

  • Nghệ An tăng tốc sản xuất vụ đông

    Nghệ An tăng tốc sản xuất vụ đông

    Vụ đông năm nay, tỉnh Nghệ An phấn đấu gieo trồng 34.690 ha cây trồng vụ đông các loại. Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng gần 5.000 ha.

  • Nương nhờ vào biển, khôi phục diện tích thủy hải sản

    Nương nhờ vào biển, khôi phục diện tích thủy hải sản

    Trắng tay sau siêu bão Yagi nhưng người dân nuôi trồng thủy hải sản ở biển Quảng Ninh vẫn quyết bám trụ với nghề. Bởi họ yêu biển, hiểu biển và bao đời này sống nhờ biển. Với hơn 6.100km2 mặt biển là ngư trường khai thác rộng lớn, tạo ra cơ hội lớn cho người dân phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

  • Thu lợi 1 tỷ đồng/năm từ mô hình VAC

    Thu lợi 1 tỷ đồng/năm từ mô hình VAC

    Đó là thành quả mà ông Đàm Duy Từ, sinh năm 1963, ở xóm 10, xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đạt được.

  • Thu tiền tỷ từ rẫy kiểu mẫu ở Đắk Nông

    Thu tiền tỷ từ rẫy kiểu mẫu ở Đắk Nông

    Với diện tích 2ha đất được trồng xen canh nhiều loại cây trồng được canh tác bài bản, khoa học giúp mỗi năm có nguồn thu nhập gần 1 tỷ đồng.

  • “9X” làm giàu từ nuôi chồn hương

    “9X” làm giàu từ nuôi chồn hương

    Sau nhiều lần thất bại, anh Phạm Minh Phương đã thuần hóa và nuôi thành công chồn hương - con nuôi tốn không nhiều chi phí thức ăn cũng như công chăm sóc, từng bước mở rộng quy mô, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Top