Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 2 năm 2023 | 11:19

Nâng cao chất lượng vải thiều phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang yêu cầu các cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát, thiết lập hồ sơ cấp bổ sung mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đối với vải thiều đảm bảo đủ điều kiện sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, niên vụ vải thiều năm 2022 - 2023, từ đầu vụ đến nay cơ bản diễn ra thuận lợi, điều kiện thời tiết nhiệt độ, ẩm độ thấp rất phù hợp với thời kỳ phân hóa mầm hoa. Hiện nay, vải thiều sớm đang giai đoạn ra hoa (chùm hoa dài 7-8 cm), ước tỷ lệ ra hoa đạt trên 90%; vải thiều chính vụ đang giai đoạn phân hóa mầm hoa, dự báo tỷ lệ ra hoa sẽ đạt trên 80%.

Để đảm bảo có đủ sản lượng vải thiều đáp ứng các yêu cầu điều kiện về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đề nghị UBND các huyện sản xuất vải thiều trọng điểm chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát, thiết lập hồ sơ cấp bổ sung mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đảm bảo đủ điều kiện sản xuất phục vụ xuất khẩu; tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, đề nghị thu hồi hoặc hủy bỏ đối với vùng trồng, cơ sở đóng gói không đảm bảo đúng quy định; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, hướng dẫn cho mã vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo theo các yêu cầu thị trường xuất khẩu.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang yêu cầu các cơ quan chuyên môn triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng vải thiều phục vụ xuất khẩu.

Thành lập tổ công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, quản lý sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật tại các vùng sản xuất, đặc biệt các vùng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU... Bố trí kinh phí hỗ trợ vật tư phục vụ sản xuất cho nông dân (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón); nơi cất giữ, nơi chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật; phân tích mẫu quả vải về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch; chứng nhận vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ...

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xúc tiến thương mại, mời gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ vải thiều xuất khẩu; hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc nông dân tham gia ký kết hợp đồng với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ vải thiều, đảm bảo toàn bộ sản lượng vải thiều vùng xuất khẩu đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm; hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh vải thiều trên địa bàn.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang yêu cầu Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra, thẩm định kết quả rà soát các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói của các huyện đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp bổ sung mã số vùng trồng đảm bảo diện tích sản xuất phục vụ xuất khẩu. Phối hợp với cơ quan chuyên môn của các huyện theo dõi, dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh; hướng dẫn, giám sát sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng sản xuất vải thiều, đặc biệt các vùng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU... Tổ chức tập huấn cho nông dân tham gia vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu; hỗ trợ công tác phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các vùng trồng vải trước khi xuất khẩu.

Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản thực hiện tốt công tác phối hợp chỉ đạo sản xuất đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt quan tâm đến vùng sản xuất vải VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ...; tổ chức kiểm tra thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản...

Trung tâm Khuyến nông tập huấn, xây dựng mô hình sản xuất vải VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các mô hình sản xuất có hiệu quả để nhân rộng; các yêu cầu, tiêu chuẩn quy định về tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản, đặc biệt là sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, EU.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Làm giàu từ trang trại VAC

    Làm giàu từ trang trại VAC

    Với sự linh hoạt, táo bạo, dám nghĩ, dám làm, anh Phạm Trung Hiếu đã dồn hết vốn liếng sau bao năm kinh doanh để bắt tay vào cải tạo vùng đất đầm lầy, chua phèn thành trang trại VAC trù phú. Hiện, mỗi năm trang trại cung cấp ra thị trường hơn 200 tấn cá các loại cùng nhiều sản phẩm nông nghiệp khác.

  • Liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp Quảng Nam tại phía Nam

    Liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp Quảng Nam tại phía Nam

    Mục tiêu Quảng Nam đến năm 2030 là xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp mở năng động, linh hoạt để kết nối mạnh mẽ mạng lưới chuyên gia, cố vấn, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia, quốc tế; tổ chức các diễn đàn, sự kiện khởi nghiệp và phát triển ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo cấp vùng, quốc gia, quốc tế.

  • Phát triển nông nghiệp sạch kết hợp với du lịch trải nghiệm: Hướng làm giàu hiệu quả

    Phát triển nông nghiệp sạch kết hợp với du lịch trải nghiệm: Hướng làm giàu hiệu quả

    Tới thăm mô hình dưa lưới (giống Huỳnh Long) công nghệ cao của gia đình anh Hoàng Văn Trang (xóm 6, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An), ai cũng phải trầm trồ. Màu vàng óng ả của những trái dưa sắp chín, mọng nước, thơm lừng báo hiệu một vụ mùa bội thu.

Top