Là huyện có tổng đàn gia cầm lớn bậc nhất cả nước, giờ đây chăn nuôi gà đã trở thành nghề cho thu nhập ổn định, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân Yên Thế (Bắc Giang). Giá trị sản xuất hàng năm đạt khoảng 1.500 tỷ đồng.
Thu hàng nghìn tỷ đồng từ nuôi gà
Điều kiện tự nhiên, sinh thái, thổ nhưỡng thuận lợi, tạo cho Yên Thế có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng với nhiều mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng gắn với phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà; tạo ra các sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn phù hợp với nhu cầu thị trường.
Tại Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ gà đồi và các sản phẩm nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ lực của huyện năm 2022, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế, cho biết, với cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển sản xuất, chăn nuôi đã trở thành ngành hàng chủ lực. Trong đó, chú trọng tới công tác nâng cao chất lượng giống, phòng chống dịch bệnh, chuẩn hóa quy trình, quy hoạch vùng chăn nuôi, đặc biệt phối hợp với các đơn vị chức năng của tỉnh xây dựng vùng chăn nuôi gà đồi an toàn dịch bệnh theo Đề án “Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn đối với gà trên địa bàn huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025”.
Hàng năm Yên Thế cung cấp ra thị trường từ 12-14 triệu con, giá trị sản xuất khoảng 1.500 tỷ đồng.
Phương thức chăn nuôi được chuyển dần từ truyền thống nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung quy mô trang trại, gia trại. Đến nay, tổng đàn gia cầm duy trì ổn định 4-4,5 triệu con (trong đó đàn gà ổn định 3,8 - 4 triệu con); cơ cấu giống gà theo hướng đa dạng sản phẩm; điều chỉnh tổng đàn hợp lý từng thời điểm trong năm nhằm phù hợp yêu cầu thị trường; tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất thông qua phát triển các THT, HTX trong chăn nuôi... Kết quả hàng năm đã cung cấp ra thị trường 12-14 triệu con, sản lượng trứng đạt trên 10 triệu quả, giá trị sản xuất khoảng 1.500 tỷ đồng (chiếm 60% giá trị ngành chăn nuôi của huyện) với gần 4.000 hộ chăn nuôi thường xuyên, quy mô từ 1.000 con/lứa trở lên.
Công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất được tập trung chỉ đạo, nhiều công nghệ mới, công nghệ cao được ứng dụng vào sản xuất gà đồi như: lai tạo giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, sử dụng chế phẩm sinh học (đệm lót sinh học) trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường, sử dụng hệ thống máng ăn, máng uống tự động, hệ thống làm mát..., góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và phát triển theo hướng bền vững.
Thông qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, đến nay, huyện cơ bản hình thành các vùng sản xuất chăn nuôi gà đồi tập trung, quy mô lớn, chất lượng không ngừng được nâng lên. Chăn nuôi gà đã trở thành nghề cho thu nhập ổn định, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Với những kết quả đạt được, nhãn hiệu, thương hiệu Gà đồi Yên Thế nhiều năm liền được nhận các giải thưởng, cúp do các tổ chức, hiệp hội bình chọn. Đến nay, nhãn hiệu chứng nhận Gà đồi Yên Thế đã được bảo hộ sở hữu công nghiệp tại 3 nước (Lào, Trung Quốc và Singapore).
Yên Thế hiện có 25 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó, nhóm sản phẩm chế biến từ gà đồi chiếm số lượng lớn nhất với các sản phẩm giò gà, xúc xích gà, chả gà.
Không ngừng nâng cao chất lượng
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế, cho biết, để xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, huyện tập trung cao cho công tác phòng chống dịch bệnh, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi; thực hiện nghiêm công tác tiêm phòng, đặc biệt là vắc-xin phòng các bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; triển khai các nội dung thực hiện theo đề án đã được tỉnh phê duyệt, tháng 10 vừa qua, sau khi thẩm định, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp Chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn đối với gà đồi huyện Yên Thế.
Được công nhận là vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn là điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, giết mổ, chế biến sản phẩm gà đồi Yên Thế. Là cơ hội, điều kiện để sản phẩm gà đồi Yên Thế tiếp cận được các thị trường khó tính, cũng như hướng đến xuất khẩu. Thời gian tới, để duy trì và giữ vững vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn, huyện tập trung vào một số nhiệm vụ chính, gồm: xây dựng kế hoạch cụ thể để duy trì và giữ vững vùng sản xuất an toàn dịch bệnh trên đàn gia cầm. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nâng cao chất lượng sản phẩm; bảo vệ và duy trì vùng an toàn dịch bệnh.
Ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế cho biết, để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, huyện tập trung tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; thực hiện nghiêm quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời tạo điều kiện để thương lái thu mua. Huyện dự kiến có 1,5-2 triệu con gà phục vụ thị trường Tết. Trao đổi với phóng viên, ông Lê Bá Thành, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, thời điểm mùa đông lạnh, vật nuôi rất dễ mắc bệnh, đặc biệt bệnh cúm gia cầm, Sở chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác tiêu độc khử trùng, tiêm phòng cho đàn gà đầu vào, đặc biệt ở Yên Thế vừa được công nhận vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn đối với gà đồi. Từ nay tới cuối năm, Sở tăng cường công tác chỉ đạo, đảm bảo an toàn từ bên trong và an toàn từ bên ngoài, để làm sao giữ được vùng gà của Bắc Giang nói chung, huyện Yên Thế nói riêng đảm bảo an toàn dịch bệnh. |
Chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm, trong đó trọng tâm vào công tác quản lý con giống, tiêm phòng các loại vắc-xin và vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường, giám sát dịch bệnh. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn của tỉnh thực hiện nghiêm việc giám sát sau tiêm phòng theo đúng quy định. Cơ cấu tổng đàn, giống hợp lý theo yêu cầu thị trường. Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc; kịp thời xử lý khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp, HTX đầu tư mở rộng sản xuất gia cầm nói chung và gà đồi nói riêng trên địa bàn huyện, nhằm xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ gà. Tăng cường xúc tiến quảng bá để nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm từ gà.
Ông Đông nhấn mạnh: Điều kiên quyết là nâng cao chất lượng sản phẩm. Để làm được việc này, huyện đã tập trung cao cho việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình VietGAP; tuyên truyền, hướng dẫn để người dân chọn con giống đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn; sản xuất phải theo yêu cầu thị trường, đồng thời cần đa dạng các sản phẩm chế biến từ gà cũng như thị trường tiêu thụ.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.