Những năm gần đây, nhiều nông dân ở thị trấn Một Ngàn (Châu Thành A - Hậu Giang) đã chuyển đổi diện tích vườn cây ăn trái kém hiệu quả sang trồng những cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như chanh không hạt.
Thu nhập cao
Thị trấn Một Ngàn hiện có khoảng 30ha chanh không hạt, tăng gần 5ha so với năm 2022; mỗi năm cung cấp ra thị trường 300 tấn trái. Cây trồng này đã cho hiệu quả kinh tế cao và mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trên địa bàn.
Ông Lê Văn Trắng (ấp 1A) rất thành công với mô hình trồng chanh không hạt. Năm 2019, ông trồng 400 nhánh chanh không hạt trên diện tích 1ha. Sau một thời gian, chanh nảy chồi phát triển xanh tốt; cây chanh không hạt trồng trong vòng 20 tháng là cho trái.
Đặc biệt, giống chanh này cho trái quanh năm; từ năm thứ hai đến năm thứ tư cây bắt đầu sai trái, trung bình cho thu hoạch trên 1.000 trái/cây, khoảng 70 - 90 kg/cây/năm. Trồng chanh không hạt có thể thu hoạch trên 10 năm cây mới bị lão hóa. Giá bán tại vườn loại chanh này dao động 15.000 - 20.000 đồng/kg, có lúc lên 22.000 đồng/kg vẫn không có đủ đáp ứng theo đơn đặt hàng. Hiện nay, vườn chanh của ông Trắng một tháng thu hoạch một lần, sản lượng 1-1,2 tấn trái /tháng.
Sản lượng chanh không hạt trung bình đạt 30.494 tấn/năm, được tiêu thụ ở trong và ngoài nước, với giá 20.000-30.000 đồng/kg.
Trồng chanh không hạt đem lại mức thu nhập hàng năm cho gia đình ông khoảng 100-150 triệu đồng. Ông Trắng cho biết thêm: Ưu điểm lớn nhất của cây chanh không hạt là cho trái quanh năm, miễn sao chăm sóc tốt, tưới nước, bón phân đầy đủ là chanh ra bông có trái. Tuy sức kháng bệnh của cây yếu hơn chanh có hạt, nhưng chưa thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác.
Từ hộ gia đình nhiều khó khăn trước đây, đến nay, gia đình ông Trắng vươn lên thành hộ khá - giàu, hộ làm kinh tế giỏi của thị trấn.
Trước việc cây chanh không hạt mang lại bước đột phá trong phát triển kinh tế, mô hình đang được nhiều bà con quanh vùng áp dụng và nhân rộng.
Nâng giá trị
Dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chanh không hạt Hậu Giang” dùng cho sản phẩm chanh không hạt của tỉnh Hậu Giang” đã góp phần bảo hộ tài sản trí tuệ, nâng tầm giá trị thương hiệu và giá trị kinh tế cho loại nông sản này.
Chanh không hạt là một trong 5 loại nông sản chủ lực của Hậu Giang, được tập trung xây dựng thương hiệu trên thị trường nội tỉnh, vùng miền và xuất khẩu. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 2.700ha chanh không hạt, chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy. Sản lượng thu hoạch trung bình đạt 30.494 tấn/năm, được tiêu thụ ở cả trong và ngoài nước, với giá 20.000-30.000 đồng/kg. Trước tiềm năng và nhu cầu của thị trường, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang vận động người dân tiếp tục trồng loài cây này.
HTX Nông nghiệp Thạnh Phước (ấp Phước Thạnh, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành) được xem là “cái nôi” của chanh không hạt. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, người dân đã mua giống chanh này về trồng và nhân rộng trên địa bàn. Đến nay, HTX có 84 thành viên trồng chanh không hạt với diện tích 97ha. Đầu năm 2013, HTX được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Chanh không hạt Hậu Giang”.
Tuy nhiên, sau khi được bảo hộ, giá trị của nhãn hiệu tập thể này vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Nhiều hành vi giả mạo làm ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của sản phẩm mang nhãn hiệu. Trong khi đó, HTX chưa có công cụ nhận diện sản phẩm, truy xuất nguồn gốc để quản lý hiệu quả. Do đó, năm 2020, tỉnh Hậu Giang triển khai thực hiện dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chanh không hạt Hậu Giang” dùng cho sản phẩm chanh không hạt của tỉnh Hậu Giang”, do ThS. Huỳnh Tấn Vụ làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học công nghệ tỉnh là cơ quan chủ trì. Dự án thuộc Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2017-2020.
Triển khai dự án, Ban chủ nhiệm đã tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu về vùng sản xuất và thị trường chanh không hạt. Học tập kinh nghiệm mô hình quản lý các sản phẩm đặc sản địa phương của các tỉnh. Từ đó, xây dựng mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể “Chanh không hạt Hậu Giang” và phát triển các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể. Thiết kế hệ thống nhận diện nhãn hiệu tập thể với các sản phẩm in ấn thử nghiệm như: túi lưới, thùng carton, tem dán, tem treo, tờ rơi, poster, pano quảng cáo ngoài trời,...
Dự án xây dựng website giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Chanh không hạt Hậu Giang”. Quảng bá sản phẩm trên các báo, đài và phương tiện truyền thông. Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn để tăng cường năng lực quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. Theo PGS.TS Dương Ngọc Thành (Trường Đại học Cần Thơ): “Dự án đã thực hiện hoàn chỉnh các sản phẩm, đạt về số lượng, chủng loại. Các sản phẩm có tính phù hợp và cơ sở khoa học. Nhìn chung, dự án đã thực hiện và đạt được kết quả khả quan”.
Sau 2 năm triển khai, dự án đã góp phần nâng cao giá trị và danh tiếng của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Chanh không hạt Hậu Giang”, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân trồng, sản xuất và kinh doanh sản phẩm chanh không hạt. Qua các buổi tập huấn, hội thảo góp phần nâng cao nhận thức cho người dân và cán bộ quản lý về vai trò, tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ. Tiếp cận và nắm bắt được vai trò của nhãn hiệu tập thể đối với sự phát triển của sản phẩm chanh không hạt Hậu Giang nói riêng và nông sản Hậu Giang nói chung.
Theo bà Nguyễn Thị Thiết, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thạnh Phước: “Dự án thực hiện đã giúp cho HTX quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể hiệu quả. Góp phần mang lại giá trị kinh tế và khẳng định thương hiệu sản phẩm chanh không hạt Hậu Giang trên thị trường. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục được hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể và quản lý nhãn hiệu”.
Qua dự án này, một lần nữa khẳng định và nâng tầm giá trị cho tài sản trí tuệ của tỉnh Hậu Giang trên thị trường trong và ngoài nước.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.