Thời gian qua, nhờ tận dụng được lợi thế tự nhiên, nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phát triển khá mạnh, không chỉ giúp nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Anh Đinh Quốc Thanh (xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ) cho biết, cách đây 10 năm, nhận thấy mô hình nuôi ong lấy mật có hiệu quả kinh tế cao, anh đã bắt đầu tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Hiện, gia đình anh nuôi 300 thùng ong, trung bình mỗi năm thu được trên 15 tấn mật. Trừ chi phí, anh có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.
Anh Đinh Quốc Thanh kiểm tra ong trong cầu.
“Để ong khỏe mạnh, cho năng suất, chất lượng mật cao, đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận của người nuôi khi chăm sóc đàn ong. Tôi thường xuyên kiểm tra, vệ sinh thùng ong để đảm bảo “nhà” của chúng luôn khô ráo, sạch sẽ, phòng tránh các loại bệnh. Trong quá trình kiểm tra đàn ong phải hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận. Đối với từng thời điểm, cần có biện pháp chống rét, chống nóng thích hợp cho đàn ong. Vào đầu và cuối vụ, tôi thường cho ong uống thuốc kháng sinh để phòng bệnh. Ngoài ra, cần phải thường xuyên chú ý đến việc chuyển đàn ong đến những vùng có nhiều hoa để ong hút mật”, anh Thanh chia sẻ.
Bên cạnh trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu…, năm 2015, gia đình ông Lê Văn Hiểu (xã Phú Xuân, huyện Krông Năng) bắt đầu nuôi thử nghiệm 20 thùng ong. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên ông gặp thất bại bởi: ong bị bệnh thối ấu trùng, chết, bỏ đàn... Không bỏ cuộc, ông tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ những người bạn nuôi ong có thâm niên và tìm hiểu kỹ thuật trên mạng Internet, sách báo. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, mô hình nuôi ong của ông dần cho năng suất ổn định. Đến nay, gia đình ông đã nhân lên 120 thùng ong. Mỗi năm có thu gần 200 triệu đồng.
Ông Hiểu còn chia sẻ, bên cạnh giá trị kinh tế từ mật, nghề nuôi ong mật không đòi hỏi nhiều sức lao động, mang lại hiệu quả về môi trường sinh thái. Việc nuôi ong giúp thụ phấn cho cây trồng, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ tính đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên. “Con ong rất nhạy cảm với điều kiện môi trường, đặc biệt là khói bụi và các hóa chất. Vì vậy, gia đình rất ý thức trong việc thu gom và xử lý rác thải, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp”, ông Hiểu cho hay.
Mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông Đậu Xuân Phú (Phú Xuân - Krông Năng).
Nhờ lợi thế đất rộng, là khu vực có nguồn hoa dồi dào, ông Đậu Xuân Phú (chủ trại ong Huy Phú, thôn 1, xã Phú Xuân, huyện Krông Năng) cũng nuôi 40 thùng ong, sản phẩm mật của gia đình luôn được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao về chất lượng cũng như hàm lượng dưỡng chất. Hiện, giá bán trung bình trên 80.000 đồng/lít mật. Bên cạnh đó, tất cả sản phẩm của ong đều có thể cho thu nhập như: mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, phấn hoa nhờ giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Phú thu về hơn 100 triệu đồng từ các sản phẩm liên quan đến ong.
Để ong cho mật nhiều, chất lượng tốt, ngoài nuôi tại vườn nhà, các hộ nuôi ong còn di chuyển đàn ong đến nhiều địa điểm khác nhau, những nơi phong phú về nguồn hoa để có nguyên liệu cho ong làm mật. Mùa thu hoạch mật ong diễn ra từ tháng 12 đến tháng 7 âm lịch năm sau. Đây là khoảng thời gian có nhiều loại hoa nở, đặc biệt là hoa cà phê và cũng là lúc đàn ong đi hút nhụy nhiều nên lượng mật ong dồi dào nhất trong năm. Ngoài ra, muốn cho đàn ong phát triển mạnh, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật tách đàn, tạo ong chúa...
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.