Thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã tập trung tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của người dân từ nhỏ lẻ sang hướng hàng hóa theo chuỗi giá trị, trong đó ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực.
Các sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Bảo Khang được tiêu thụ rộng rãi hơn sau khi được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Bắc Ninh: Nâng tầm sản phẩm OCOP
Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình mỗi xã, thị trấn một sản phẩm (OCOP), huyện Tiên Du đã có 16 sản phẩm được công nhận đạt chất lượng từ 3 sao trở lên sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Các sản phẩm sau khi được công nhận đều có sự mở rộng về quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ; nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm và hiệu quả kinh tế cho các chủ thể.
Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Bảo Khang (Khu Thực nghiệm Nông nghiệp Công nghệ cao xã Việt Đoàn) chuyên sản xuất các sản phẩm: Đông trùng hạ thảo trên nền cơ chất tảo spirulina, tảo spirulina khô, địa liền khô thái lát, bột củ mài nguyên chất, sâm đại hành sấy, trà túi lọc đông trùng hạ thảo thương hiệu bảo khang, cốm hoà tan đông trùng hạ thảo thương hiệu bảo khang. Để mở rộng thị trường, phát triển mạng lưới tiêu thụ, tăng nhận diện thương hiệu và nâng tầm vị thế sản phẩm liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty đều có sản phẩm đăng ký tham gia chương trình mỗi xã, thị trấn một sản phẩm tỉnh Bắc Ninh. Ngoài 2 sản phẩm: Đông trùng hạ thảo trên nền cơ chất tảo spirulina Bảo Khang, tảo spirulina khô Bảo Khang được công nhận chất lượng 4 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2020, các sản phẩm còn lại đều đã hoàn thiện hồ sơ chờ chấm điểm công nhận.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Tỉnh, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Bảo Khang, các sản phẩm sau khi được công nhận đều có sự mở rộng thị trường do người tiêu dùng yên tâm, tin tưởng hơn về chất lượng sản phẩm, từ đó góp phần nâng cao doanh thu của doanh nghiệp.
Huyện Tiên Du hiện có 14 sản phẩm khác được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Các sản phẩm tiêu biểu như: Mắm tép chưng thịt PTK, heo khô sợi PTK, thịt sào mắm ruốc PTK, trâu khô sợi PTK (thị trấn Lim); chuối an toàn (Cảnh Hưng); mây tre đan (Lạc Vệ)… Theo ông Nguyễn Công Chuyên, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, các sản phẩm OCOP được công nhận đã góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế, mở ra cơ hội nâng cao giá trị nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững, hiệu quả.
Phát huy kết quả đạt được năm 2023, huyện rà soát, đăng ký 20 sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Bắc Ninh, bao gồm: Nấm sò Tâm bình (Liên Bão), Lộc bình hoa mây tre đan, làn mây tre đan, tráp mây tre đan (Lạc Vệ), chuối tây, chuối tiêu hồng (Minh Đạo), bí xanh, cà chua, dưa chuột, mướp, địa liền khô thái lát, bột củ mài nguyên chất, rượu lan kim tuyến (Việt Đoàn), rượu nếp, rượu tam thất (Hiên Vân), rượu tẻ, rượu nếp, rượu ngâm táo mèo, rượu ngâm chuối hột, rượu ngâm đinh lăng (Phú Lâm) đồng thời tham gia nâng hạng 2 sản phẩm: Thịt sào mắm ruốc và mắm tép chưng thịt (Công ty Cổ phần PTK Bắc Ninh).
Để bảo đảm kết quả cho các sản phẩm khi tham gia chương trình, Huyện đã tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ quản lý, điều hành chương trình OCOP cấp huyện, xã và các đơn vị, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký tham gia chương trình về chuyên môn, phương thức quản lý, kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm. Huyện hỗ trợ các tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp xây dựng và phát triển một số sản phẩm chủ lực trở thành thương hiệu mạnh của huyện. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức của cộng đồng, chủ thể tham gia chương trình; tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị nhằm làm rõ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Với vai trò là cơ quan thường trực chương trình, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các xã, thị trấn tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn người dân tham gia chương trình, đồng thời tăng cường mở các lớp tập huấn xây dựng các sản phẩm OCOP; tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm đã được công nhận; xây dựng điểm giới thiệu, bán hàng; tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Hiện tại, một số sản phẩm đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị chấm điểm, các sản phẩm còn lại sẽ hoàn thiện hồ sơ chấm điểm vào cuối năm.
Với những giải pháp quyết liệt, đồng bộ huyện Tiên Du sẽ đạt kết quả cao trong tham gia, thực hiện chương trình mỗi xã, thị trấn một sản phẩm, qua đó giúp khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực trên địa bàn huyện.
Thanh Hóa: Phát triển nông sản trở thành hàng hóa theo chuỗi giá trị
Thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Thọ Xuân đã tập trung tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của người dân từ nhỏ lẻ sang hướng hàng hóa theo chuỗi giá trị, trong đó ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực.
Ảnh minh họa.
Huyện Thọ Xuân đã chỉ đạo xây dựng quy hoạch và từng bước triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Đồng thời khuyến khích người dân, doanh nghiệp, Hợp tác xã tích tụ, tập trung hơn 1.598 ha đất; tích cực ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tự động, tiết kiệm nước trong sản xuất cây ăn quả, mía...
Hiện nay, toàn huyện đã thu hút được hàng chục doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó có nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư để thực hiện các dự án lớn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại của châu Âu, Israel.
Những chính sách phát triển đồng bộ đang đặt nền móng để huyện Thọ Xuân đẩy nhanh tiến trình xây dựng, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, thân thiện môi trường, nâng cao giá trị kinh tế. Hiện, giá trị sản xuất toàn huyện đạt trên 137 triệu đồng/ha/năm.
Từ những kết quả đạt được, huyện Thọ Xuân tiếp tục chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương. Đặc biệt, nâng cao chất lượng và phát triển số lượng các HTX, tổ hợp tác nông nghiệp trên địa bàn, trọng tâm mở rộng quy mô, chất lượng hoạt động của HTX. Huyện cũng đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất theo hướng VietGAP, thân thiện môi trường, để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu thụ trên thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu.
Hà Nội: Thạch Thất đứng đầu thành phố về sản phẩm OCOP
Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Kim Loan cho biết, những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện liên tục đạt mức tăng trưởng bình quân 3,4%/năm.
Hiện, Thạch Thất là một trong những địa phương đứng đầu thành phố Hà Nội về số lượng sản phẩm được công nhận đạt chuẩn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với 142 sản phẩm OCOP được UBND thành phố xếp hạng.
Chè lam Thạch Xá (Thạch Thất) được công nhận đạt chuẩn OCOP.
Trong đó, 114 sản phẩm đạt 4 sao, 28 sản phẩm đạt OCOP được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng (sản phẩm gỗ trường kỷ, đồng hồ, sập thờ của hộ kinh doanh Nguyễn Trung Đức ở xã Canh Nậu; rau ăn lá, củ, quả theo mùa của Hợp tác xã nông nghiệp Hương Ngải, xã Hương Ngải; rau hữu cơ của trang trại Hoa Viên ở xã Yên Bình...).
Ban cố vấn “Nhịp cầu nhà nông” là những nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp chia sẻ cùng nông dân nhiều vấn đề liên quan cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh những câu hỏi cụ thể về xử lý sâu bệnh, kỹ thuật trên cây trồng, vật nuôi, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi… không ít vấn đề liên quan đến định hướng sản xuất của nông dân cũng được bà con trực tiếp chuyển đến các chuyên gia, như nuôi con gì, trồng cây gì (?) để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Những băn khoăn, thắc mắc của nông dân đều được các chuyên gia, nhà quản lý giải đáp đầy đủ, cặn kẽ, dễ hiểu, giúp nông dân có thêm kiến thức kỹ thuật, thay đổi tư duy, phương thức sản xuất thích ứng điều kiện mới, từ đó gia tăng hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho nông dân.../.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.