Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 22 tháng 12 năm 2022 | 9:49

Nhiều chỉ tiêu ngành Nông nghiệp Lâm Bình vượt kế hoạch đề ra

Năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự cố gắng, nỗ lực của nhân dân mà sản xuất nông, lâm, thuỷ sản của huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) vẫn giữ được ổn định, hầu hết các chỉ tiêu chính cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2022 đạt 25.573 tấn, đạt 102% kế hoạch, trong đó thóc 19.225 tấn, ngô đạt 6.347,6 tấn. Tổng đàn gia súc, gia cầm 280.567 con được duy trì phát triển ổn định; công tác tiêm phòng gia súc ở các địa phương cơ bản đều đạt trên 80%. Về chăn nuôi thủy sản, hiện toàn huyện có tổng diện tích nuôi trồng là 3.660 ha trên 400 lồng cá, sản lượng thuỷ sản năm 2022 đạt 653 tấn, đạt 111,8% kế hoạch.

Năm 2022, tổng sản lượng lương thực có hạt huyện Lâm Bình đạt 25.573 tấn, đạt 102% kế hoạch.

Thực hiện Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gắn với thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, các địa phương đã tập trung phát triển nhân rộng diện tích trồng lạc, các giống lúa đặc sản, chăn nuôi lợn đen, dê núi, con cá đặc sản và đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, huyện đã tổ chức 54 cuộc tuyên truyền Luật Lâm nghiệp cho 4.283 lượt người; có trên 4.170 hộ gia đình, 100 trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố ký cam kết bảo vệ rừng. Toàn huyện trồng mới được 717,4 ha rừng, đạt 110% kế hoạch.

Tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì phát triển ổn định.

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, các cơ quan chuyên môn đã phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, tư vấn các chủ thể lập hồ sơ cho 4 sản phẩm gồm: Da trâu khô Duy Vượng, thịt trâu Bình An, Cốm Hồng Quang, Rượu ngô men lá Lâm Bình chất lượng cao tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm năm 2022. Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện được đẩy mạnh triển khai thực hiện. Về công tác khuyến nông, đã tổ chức các lớp tập huấn sản xuất cây trồng, vật nuôi tại tất cả các thôn, bản tổ dân phố, với trên 5.000 lượt người tham gia. Tuyên truyền thực hiện 13 mô hình trồng trọt, chăn nuôi.

Năm 2023, huyện Lâm Bình phấn đấu nâng tổng sản lượng, lương thực lên 24.934 tấn. Phát triển tổng đàn trâu lên 10.312 con, bò 3.213 con, lợn 37.432 con, gia cầm 302.000 con. Trồng mới 450 ha diện tích rừng, trong đó rừng sản xuất 400 ha, cây phân tán 50 ha…

Phát biểu tai Hội nghị tổng kết công tác sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2022, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023 diễn ra mới đây, ông Đặng Văn Sình, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Lâm Bình yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của huyện cần chủ động bám sát địa bàn hơn nữa. Cơ quan chuyên môn quan tâm tìm hiểu các công ty trong nước có uy tín, chất lượng để phối hợp lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi, cũng như liên kết, bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Các cấp, các ngành, các địa phương chủ động chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ Xuân 2023. Tăng Cường công tác tuyên truyền phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong mùa Đông.

Tập trung phát triển các cây, con là đặc sản, lợi thế theo Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã đề ra. Vận động nhân dân áp dụng thực hiện các cơ chế chính sách để phát triển sản xuất, chăn nuôi. Phát triển vùng mía nguyên liệu tại các xã Phúc Sơn, Minh Quang. Triển khai các giải pháp xây dựng nông thôn mới; thu gom, phân loại rác thải theo đúng quy định. Bên cạnh đó, các xã, thị trấn cùng cần tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý bảo vệ rừng, cũng như xử lý nghiêm các trường hợp lẫn chiếm đất nông, lâm nghiệp...   

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top