Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 8 tháng 7 năm 2023 | 11:4

Những trang trại “sáng giá” ở Đắk La

Nhiều năm qua, người dân xã Đắk La (Đắk Hà - Kon Tum) đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế VAC. Kết quả là, nhiều hộ đã có thu bạc tỷ từ đồi rừng và nuôi cá truyền thống.

Làm giàu từ VAC

Ông Trần Đình Hoà (thôn 6, xã Đắk La) cho biết, gia đình có trang trại 4ha nuôi cá truyền thống (rô, trắm, chép, mè...). Trong đó, cá rô không có lãi, nhưng để ủ làm phân bón lại có thu nhập cao, mỗi năm thu khoảng 50 triệu đồng, trừ chi phí,  lãi trên 30 triệu đồng, khách đến mua tại nhà. Ngoài ra, còn bán cho các chủ trang trại có hồ câu, để phục vụ khách câu cá và ẩm thực.

Trang trại còn có khu chăn nuôi, mỗi lứa nuôi khoảng 50 heo con, 5 heo mẹ. Bình quân, heo đạt 1 tạ thì xuất chuồng; lúc cao điểm có khoảng 500 heo con. Song, không phải lúc nào cũng thuận lợi, cách đây 7-8 năm, giá heo có lúc chỉ còn 18.000 đồng/kg, người chăn nuôi không có lãi, khiến cho chủ trang trại suy sụp, rất lâu sau mới vực dậy được. Hoặc, đầu năm nay, giá heo 46.000 đồng/kg, người chăn nuôi vẫn lỗ. Với giá này, người nuôi heo ở đồng bằng có thể có lãi; còn ở Tây Nguyên chưa có lãi, do giá cước vận chuyển thức ăn chăn nuôi lên Tây Nguyên khá cao.  

Cán bộ xã thăm vườn chuối của nông dân.

Tiếp đến, trang trại còn trồng 500 cây cam sành, năm nay thu chính vụ, ước tính 20 - 30kg/cây, bán với giá 15.000 - 30.000 đồng/kg. Nếu chăm sóc tốt, mã đẹp mới bán được giá cao, bình quân hàng năm có khoảng 20 -30% sản phẩm không đạt chuẩn, phải bán giá thấp (khoảng 10.000 đồng/kg, dùng làm cam vắt). Nếu muốn cam có độ ngọt tốt, phải bón phân hữu cơ vi sinh.

Ngoài ra, gia đình còn có 100 cây quýt Đường, giá bán khá ổn định, dao động  30.000-35.000 đồng/kg. 400 cây mít Malaysia ruột đỏ, chưa thịnh hành ở Kon Tum, hiện đang bói quả (khoảng 30%). Đây cũng là vụ mít đầu tiên, nên chưa biết được giá bán.

Để tận dụng đất đai, xung quanh bờ ao, ông Hòa trồng 70 cây dừa xiêm lùn, năm nay sẽ cho quả, dự kiến bán với giá  8.000-10.000 đồng/quả, tại trang trại. Ổi Rubi ruột đỏ 200 cây, bán quả với giá 15.000-25.000 đồng/kg; ổi Nữ hoàng không hạt 30 cây đã cho quả 2 năm nay, giá 30.000-35.000 đồng/kg, loại ổi này không quá 20 kg/cây. Cuối cùng, sầu riêng 140 cây, giá bán 35.000 - 50.000 đồng/kg, cuối năm nay sẽ cho quả bói. Dự kiến, tổng thu toàn trang trại năm đầu khoảng 200 triệu đồng, từ sang năm sẽ thu cao hơn.   

Cũng như ông Hoà, anh Nguyễn Văn Đại (thôn 6, xã Đắk La) cho biết, anh có 2ha đồi rừng, canh tác từ năm 1997 đến nay. Chủ yếu trồng chôm chôm, sầu riêng, xoài (6 sào, 1 sào Tây Nguyên = 1.000m2), thu lãi khoảng 50 triệu đồng/năm. Ngoài ra, còn có 3 sào mỳ (sắn), mỗi năm cho thu 12 -15 triệu đồng; cây chuối cảnh, năm 2021 thu 100 triệu đồng, 2 năm nay, không có người mua, để cho heo ăn. Đàn heo gồm 3 nái, mỗi năm 2 lứa, vừa đủ để tái đàn; heo thịt 30 con, dự kiến, khoảng 1 tháng nữa có 12 con đạt 25 -27kg/con, có thể xuất chuồng, với giá 50-60.000 đồng/kg lợn hơi tại chuồng.

“Ngoài ra, trang trại còn có ao cá 8 sào, năm cao nhất cho thu 250 triệu đồng. Hiện, ao đang tu sửa, nên chỉ đạt 80-90 triệu đồng. Chuối sáp, khi sắp chín, bán cho thương lái để làm món chuối luộc; cây sau khi thu buồng,  sử dụng thân cây làm thức ăn cho heo. Để chăm sóc trang trại, cần 2 nhân công, 1 chính, 1 phụ. Trang trại cho thu lãi 150 triệu đồng/năm”, anh Đại cho biết thêm.

Cùng bà con ra đồng

Để chung tay cùng bà con trên đồng ruộng, lãnh đạo xã Đắk La đã triển khai Kế hoạch phòng chống hạn, thiếu nước tưới vụ đông xuân 2022-2023. Đồng thời, tổ chức cho các thôn nạo vét kênh mương, tu bổ bờ ruộng, hướng dẫn bà con về cơ cấu giống, lịch gieo sạ, để đảm bảo gieo tập trung, đúng khung thời vụ.

Chỉ đạo Ban quản lý thôn rà soát, vận động các hộ có diện tích ruộng thiếu nước vụ đông xuân không gieo sạ; hoặc chuyển sang cây trồng cạn khác, cần ít nước hơn. Phối hợp với Trạm quản lý thủy nông huyện điều tiết nước tưới tại các công trình thủy lợi. Đến thời điểm này, tình hình nước tưới, tiêu cơ bản vẫn ổn định.

Cán bộ xã thăm trang trại lợn của bà con.

Đặc biệt, xã đã triển khai tốt đợt  ra quân đầu Xuân Quý Mão 2023 gắn với việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Kết quả, đã nạo vét được 2,9km kênh mương, chặt bỏ 1.500m2 cây mai dương. Vận động nhân dân vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại; phòng chống rét, chống nóng cho vật nuôi, theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, đạt kết quả tốt. Đóng cọc kè chống sạt lở suối Đắk La (dài 60m); phát quang đường giao thông 2.500m2.

Ngoài ra, công tác chăm sóc lúa nước, cây xanh, dọn vệ sinh khu dân cư cũng đạt kết quả tốt. Vì vậy, 6 tháng đầu năm 2023, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nuôi trồng thủy sản cơ bản ổn định. Hiện, tổng đàn gia súc của Đắk La đạt 5.811 con, gia cầm 17.930 con; diện tích nuôi trồng thủy sản 39ha. Trong đó, diện tích nuôi cá hồ chứa 25ha, nuôi cá ao 14ha.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND huyện Đắk Hà - ông Hà Tiến cho biết:  Đắk La cần tích cực triển khai Kế hoạch phòng chống hạn, thiếu nước tưới vụ đông xuân 2022-2023. Hướng dẫn bà con cơ cấu giống và lịch thời vụ gieo sạ, đảm bảo gieo sạ tập trung phòng chống hạn. Đồng thời, giúp Ban quản lý các thôn, tổ chức nạo vét kênh mương, tu bổ bờ ruộng, làm đất gieo sạ đúng lịch thời vụ. Chỉ đạo Ban quản lý các thôn rà soát, vận động những hộ dân có diện tích ruộng thiếu nước vụ đông xuân, không đưa vào kế hoạch sản xuất vụ  đông xuân; không gieo sạ, hoặc chuyển sang cây trồng cạn khác, cần ít nước tưới hơn. Mặt khác, phối hợp với Trạm Quản lý thủy nông huyện, để điều tiết nước tưới, cung ứng kịp thời cho bà con canh tác.

“Đáng ghi nhận là, ngày 15/5/2023, huyện Đắk Hà đã Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xã Đắk La, gắn với tổ chức phiên chợ nông sản sạch năm 2023. Kết quả,  thu hút được 10 đơn vị tham gia, với các sản phẩm: trái cây, rau củ quả; gia cầm… Lập thủ tục đầu tư 8 công trình đường giao thông nông thôn và nâng cấp trường tiểu học thôn 10”, ông Tiến cho biết thêm.

Hy vọng, với nỗ lực không ngừng và quyết tâm cao của cả chính quyền và người dân Đắk La, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới sẽ đạt được kết quả tốt, đem lại no ấm, hạnh phúc cho người dân.

 

Quang Sáng
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top