Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 25 tháng 12 năm 2023 | 15:43

Nông Sơn sẵn sàng cho vụ đông xuân thắng lợi

Nông dân huyện Nông Sơn (Quảng Nam) đang tất bật chuẩn bị xuống giống theo cơ cấu, lịch thời vụ vụ đông xuân 2023 - 2024. Ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương trên địa bàn tập trung bám sát cơ sở để đảm bảo vụ sản xuất thắng lợi.

Chuẩn bị mọi điều kiện trước khi xuống giống

Thời tiết vụ đông xuân 2023-2024 tại địa bàn huyện Nông Sơn dự báo có xu hướng ấm, kéo theo nguy cơ bùng phát sâu bệnh gây hại. Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết năm 2024 dự kiến nóng hơn do ảnh hưởng của El Nino. Nền nhiệt trong mùa đông năm 2023 có thể cao hơn trung bình nhiều năm 0,5-1,5 độ C. Cụ thể, thời kỳ đầu mùa đông xuân năm 2023-2024, không khí lạnh hoạt động yếu, rét đậm và rét hại có thể xuất hiện muộn. Ngoài ra, lượng mưa sẽ thấp hơn trung bình nhiều năm, do vậy, việc đảm bảo nước tưới cũng rất khó khăn cho toàn huyện.

Trên những cánh đồng của huyện Nông Sơn, người nông dân tiến hành vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị giống, vật tư nông nghiệp,... sẵn sàng cho vụ sản xuất đông xuân.

Ông Nguyễn Văn Lanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nông Sơn, thông tin, theo kế hoạch vụ đông xuân 2023 - 2024, toàn huyện gieo trồng 1.100ha lúa, 200ha bắp, hơn 500ha rau màu các loại. Để chủ động sản xuất lúa và các loại cây trồng theo đúng khung lịch thời vụ, cơ cấu giống, thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện đã tổ chức 25 lớp tập huấn sản xuất đầu vụ cho người dân ở các thôn, tổ dân phố. Qua đó, hướng dẫn cụ thể kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, các biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây trồng   - vật nuôi.

Sau các lớp tập huấn, nông dân trên địa bàn Nông Sơn bắt tay ngay vào việc vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị giống, vật tư nông nghiệp..., sẵn sàng cho vụ sản xuất đông xuân.

Sau một năm kinh tế khó khăn, người nông dân mong muốn một vụ đông xuân sản xuất thắng lợi.

Hơn tuần trước, hộ ông Lê Phước Lý (thôn Phú Gia 2, xã Ninh Phước) ra đồng đắp bờ, dọn vệ sinh, cày ải, lấy nước ngâm phơi ải đồng ruộng, dùng vôi tiêu độc khử trùng, làm ấm đất. Từ cơ cấu giống do ngành nông nghiệp hướng dẫn, ông Lý chọn giống lúa Bắc Thịnh gieo sạ trên 4 sào ruộng vì đặc thù giống lúa có thời gian sinh trưởng trung bình (105-115 ngày), chịu hạn, chống sâu bệnh tốt, lúa mềm, ngon cơm và phù hợp với chân ruộng của gia đình ông. “Đến nay, 20kg lúa giống, phân bón lót đã được chuẩn bị sẵn sàng, tôi tiếp tục theo dõi thời tiết, thông tin từ các cấp, ngành để gieo sạ đúng lịch thời vụ, đảm bảo sản xuất vụ đông xuân hiệu quả”, ông Lý nói.

Tương tự, gia đình ông Nguyễn Duy Sáu (ở tổ dân phố Phước Viên, thị trấn Trung Phước) tập trung vệ sinh đồng ruộng thật kỹ để hạn chế cỏ dại, cày ải để tăng độ phì cho đất, cắt đứt mầm mống sâu bệnh, diệt ốc bươu vàng. Ông Sáu nói: “Gia đình đã làm xong các công đoạn chuẩn bị, sẵn sàng xuống giống 4 sào (1 sào Trung Bộ - 500m2) ruộng theo   lịch thời vụ. Riêng 2 sào đậu phộng (lạc) vì đất cát nóng, nay xuống giống sớm để giảm hư hại do nắng hạn”.

Vụ đông xuân 2023 - 2024, ngành nông nghiệp Nông Sơn hướng dẫn người dân tùy theo thời gian sinh trưởng của giống lúa mà bố trí gieo sạ, đảm bảo thu hoạch xong trước ngày 5/5/2024.

Đắp bờ, dọn vệ sinh, cày, lấy nước, dùng vôi tiêu độc khử trùng, làm ấm đất… là những công đoạn đầu tiên cần làm trước khi xuống giống.

Vận động nông dân sử dụng các giống lúa phù hợp với địa phương, cho năng suất, chất lượng cao, chống chịu khô hạn và sâu bệnh, chủ yếu cơ cấu các loại giống lúa trung và ngắn ngày. Trong đó, chủ lực gồm HT1, HN6, Hương Châu 6, TBR225, Thiên ưu 8, ĐT100, Bắc Thịnh, Hà Phát 3...

Chủ động nguồn nước tưới, phòng trừ sâu bệnh 

Hướng đến vụ sản xuất đông xuân thắng lợi, ông Nguyễn Văn Lanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nông Sơn, cho biết, ngoài tập huấn, phổ biến lịch thời vụ, ngành nông nghiệp huyện chỉ đạo các địa phương cử cán bộ bám sát cơ sở, hướng dẫn nông dân dọn vệ sinh, tàn dư thực vật, cắt cầu nối sâu bệnh trên đồng ruộng, cải tạo đất, chủ động ra quân diệt chuột, ốc bươu vàng.

Huy động nông dân tập trung tu sửa, nạo vét kênh mương, đảm bảo khơi thông dòng chảy; theo dõi quản lý chất lượng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp trên địa bàn đảm bảo cung ứng vụ mùa và đạt chất lượng.

“Ngành nông nghiệp và các địa phương sẽ cử cán bộ phụ trách thường xuyên bám đồng, tăng cường tuyên truyền để người dân xuống giống đúng lịch và thăm đồng thường xuyên, qua đó chủ động phát hiện cũng như phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả. Áp dụng kỹ thuật “1 phải - 5 giảm” (phải sử dụng giống lúa xác nhận; giảm giống, giảm nước, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm thất thoát sau thu hoạch), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) vào sản xuất”, ông Lanh nói.

Thời gian qua, huyện Nông Sơn lồng ghép các nguồn vốn, nhất là Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh Quảng Nam về chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nông đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước giai đoạn 2021 - 2025 để đầu tư xây dựng các công trình, kênh mương thủy lợi, đập đầu mối, đập dâng, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Năm 2023, huyện đầu tư gần 5 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa hệ thống kênh mương, thủy lợi như kênh đập Cây Tra, kênh đập Bánh Ít, đập Hóc Bà Ngộ,... Đối với những công trình đã xuống cấp, hư hỏng, ngành chỉ đạo các địa phương, hợp tác xã kiểm tra, gia cố các tuyến kênh, có biện pháp xử lý thích hợp; gắn với xây dựng thêm đập bổi, đập dâng để chống hạn khi cần thiết.

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, trước dự báo năm 2024 thời tiết nắng nóng, khô hạn, các địa phương và ngành nông nghiệp  tập trung tuyên truyền để người dân ngoài sử dụng cơ cấu giống, lịch thời vụ phù hợp còn phải làm bờ kỹ để chống thất thoát nước, áp dụng tưới “ướt - khô xen kẽ” tiết kiệm nước.

Đối với chân ruộng không chủ động nước tưới, đất lúa kém hiệu quả, Phòng Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND huyện ban hành đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng; vận động người dân chuyển sang cây trồng khác phù hợp, có hiệu quả kinh tế, hạn chế tình trạng đất bỏ hoang, sản xuất không đúng mục đích.

 

Anh Vũ
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top