Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 10 năm 2023 | 10:11

Nông dân vùng trũng Sóc Trăng tăng thu nhập từ mô hình sinh kế mùa nước nổi

Các mô hình cá đăng quằng (bao lưới xung quanh ruộng lúa dự trữ cá thiên nhiên), cá mắm (người dân khai thác cân lại cho vựa để sơ chế làm mắm), cá-lúa,… được các địa phương vùng trũng ở thị xã Ngã Năm, huyện Mỹ Tú… (Sóc Trăng) thực hiện hiệu quả trong mùa nước nổi và đem lại thu nhập cao cho nhà nông.

Nhiều mô hình sinh kế tăng thu nhập

Với gần 4ha, ông Nguyễn Văn Tít (xã Long Bình, thị xã Ngã Năm) không sản xuất vụ lúa thu đông, thay vào đó thực hiện mô hình cá đăng quầng (bao lưới xung quanh ruộng lúa dự trữ cá thiên nhiên).

Theo ông Tít, gia đình thực hiện mô hình nuôi cá đăng quầng trên ruộng lúa được 5 năm, trung bình thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, lợi nhuận gấp 2-3 lần so với sản xuất lúa. Mô hình này chỉ tốn chi phí mua lưới bao xung quanh (một lần mua lưới có thể dùng cho 2-3 vụ) và công quản lý (chủ yếu vào ban đêm) nên vốn đầu tư thấp.

Nếu như năm vừa rồi, gia đình ông Nguyễn Văn Khởi (xã Long Bình) chỉ sản xuất 2ha cá - lúa thì năm nay mở rộng lên 4ha. Theo ông Khởi, thời điểm thực hiện mô hình cá - lúa là từ tháng 5 cho đến tháng 11;  sau khoảng 6 tháng  sẽ thu hoạch cá. Mô hình cá - lúa chủ yếu là  tận dụng thức ăn trực tiếp trên ruộng lúa nên lợi nhuận gấp nhiều lần so với trồng lúa, ước vụ nuôi năm nay, trừ chi phí, gia đình ông thu lãi gần 150 triệu đồng/4ha.

Mô hình nuôi cá ở thị xã Ngã Năm.

Ông Khởi cho biết thêm, mùa nước nổi, hầu hết nông dân ở vùng trũng Ngã Năm phấn khởi, bởi lượng nước cao so với các tháng trong năm, cộng thêm có một lượng thủy sản nước ngọt phong phú như cá lóc, cá trê, cá sặc,…. Từ đó, nhiều mô hình nuôi thủy sản nước ngọt ra đời như cá vèo (nuôi trong bồn lưới dưới sông), cá đăng quằng, cá lúa, khai thác thủy sản thiên nhiên, mang lại thu nhập khá cho nông dân.

Ông Trần Văn Loan, chủ cơ sở sản xuất cá mắm (sơ chế cá sặc, cá rô ướp muối để cung cấp cho các cơ sở làm mắm) ở phường 2 (thị xã Ngã Năm), thông tin, hàng năm, cơ sở của ông sản xuất và cung cấp ra thị trường gần 100 tấn cá sơ chế (cá mắm), tập trung từ tháng 8 cho đến tháng 11 hằng năm (mùa nước nổi) với nguồn nguyên liệu từ việc khai thác của nông dân tại các cánh đồng nước nổi ở địa phương.

Ông Loan cho biết thêm, hiện cơ sở có trên 15 lao động tham gia sản xuất, thu nhập trung bình trên 200.000 đồng/người/ngày. Mùa nước nổi, nông dân ở địa phương không sản xuất lúa, thay vào đó là khai thác, chế biến các sản phẩm từ cá đồng, qua đó, tạo thêm việc làm, giúp tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Nâng cao giá trị thủy sản nước ngọt

Theo UBND thị xã Ngã Năm, thị xã có  trên 18.500ha sản xuất lúa, nông dân chỉ làm 2 vụ lúa chính là đông xuân và hè thu (bắt đầu  sản xuất từ tháng 11 đến cuối tháng 7 năm sau). Với địa hình vùng trũng, UBND thị xã khuyến khích nông dân đẩy mạnh thực hiện các mô sinh kế như mô hình cá đăng quầng, mô hình cá mắm, mô hình cá lúa, khai thác thủy sản,…

Sản phẩm từ mô hình sinh kế mùa lũ ở thị xã Ngã Năm.

Theo ông Trần Văn Liêm, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ngã Năm, thị xã có trên 3.000ha thực hiện các mô hình như cá đăng quầng, cá lúa,.. Sản lượng khai thác 650-750 kg cá (các loại)/ha, ước tổng sản lượng đánh bắt và khai thác 12.000-14.000 tấn/năm, thu nhập 45 - 50 triệu đồng/ha.

Ông Trần Văn Liêm cho biết thêm, thời gian tới, UBND thị xã tiếp tục triển khai đầu tư mô hình cá - lúa kết hợp và mô hình nuôi cá đăng quầng trên ruộng lúa, khuyến khích người dân xây dựng các khu vực sản xuất khép kín để bảo quản và phát triển nguồn cá tự nhiên, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 

UBND thị xã chỉ đạo ngành chức năng, các xã, phường tăng cường công tác quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt, đặc biệt xử lý triệt để các trường hợp dùng xung điện khai thác thủy sản trái phép nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phương. Song song đó, địa phương tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm từ cá đồng như: khô, mắm…, nhằm nâng cao chuỗi giá trị các sản phẩm từ thủy sản nước ngọt.

Làm thức ăn nuôi cá.

Ông Nguyễn Văn Điền, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mỹ Tú, cho biết, huyện có trên 1.000ha thực hiện mô hình cá - lúa, cá đăng quầng,  cá vèo..., tập trung ở các xã Mỹ Phước, Mỹ Thuận, Mỹ Tú,… Các mô hình này  đem lại hiệu quả cho nông dân bởi tận dụng được thức ăn từ thiên nhiên, tạo việc làm cho bà conn những tháng nông nhàn và hạn chế mầm bệnh cho vụ sản lúa kế tiếp.

Địa phương đang vận động người dân đẩy mạnh thực hiện mô hình cá đăng quầng, cá - lúa nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tăng thu nhập cho nông hộ.

Ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng cho biết, việc thực hiện mô hình sinh kế mùa nước nổi giúp tăng độ phì nhiêu cho đất (do phân cá tích lũy ở mặt ruộng), giảm chi phí phân bón cho mùa vụ lúa tiếp theo, góp phần hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

Cao Xuân Lương
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top