Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận xây dựng mô hình “Thí điểm sử dụng lồng HDPE nuôi cá chim vây vàng” tại vùng vịnh Phan Rang nhằm phát huy tiềm năng mặt nước sẵn có, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cũng như bảo vệ môi trường biển. Mô hình chuyển giao 1 lồng nuôi cá biển bằng nhựa HDPE, hình trụ tròn, có thể tích hơn 392m3 cho hộ ngư dân Phan Đình Tiên.
Hệ thống lồng bằng ống nhựa HDPE có kết cấu hình tròn gồm khung, túi lưới và neo buộc cố định. Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận đồng thời chuyển giao 3.920 con cá chim vây vàng giống có kích cỡ hơn 8cm/con giống, được thả nuôi với mật độ 10 con/m2. Hộ trực tiếp thực hiện mô hình còn được Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng thương phẩm.
Ông Nguyễn Văn Viện, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận, cho biết, mô hình được chuyển giao cho ông Phan Đình Tiên nuôi thí điểm. Khi triển khai mô hình, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận hướng dẫn cặn kẽ công tác quản lý môi trường nguồn nước nuôi. Hàng ngày, ông thường xuyên kiểm tra các yếu tố về môi trường như nhiệt độ, độ mặn, độ trong, độ kiềm, độ PH, hàm lượng ô xy hòa tan trong nước. Thức ăn của cá chim vây vàng là thức ăn công nghiệp và cá tạp. Cá được cho ăn 1-2 lần/ngày và lượng thức ăn được điều chỉnh tùy tình hình sức khỏe và điều kiện môi trường.
Nuôi cá chim vây vàng trong lồng HDPE mang lại hiệu quả kinh tế.
Sau 9 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân 1 kg/con, tỷ lệ sống đạt 95%, sản lượng ước đạt 3.724kg. Với giá bán 100.000đ/kg, doanh thu đạt 372 triệu đồng. Trừ chi phí hơn 278,4 triệu đồng, lãi ròng gần 94 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Viện, lồng HDPE có thể tích rộng, thoáng, lượng nước lưu thông qua thường xuyên nên cá thoải mái bơi lội như sống ngoài tự nhiên. Cá nuôi có tốc độ bắt mồi tốt, không bị các ký sinh trùng bám nên cá phát triển tốt hơn nuôi trong lồng truyền thống. Hơn nữa, lồng lưới dễ vận hành, có thể theo dõi sinh trưởng, phát triển của cá, khi có sự cố kịp thời xử lý. Mặt khác, do thiết kế lồng hình tròn, nên phần nổi trên mặt nước ít chịu tác động của gió bão, còn phần lưới phía dưới nước cũng ít chịu tác động của dòng chảy hơn so với lồng vuông truyền thống.
“Hiện lồng bằng vật liệu HDPE đã được doanh nghiệp trong nước sản xuất nên giá thành không cao, đây là điều kiện để bà con chuyển đổi. Nuôi biển ở Ninh Thuận đang có xu hướng chuyển từ lồng gỗ sang lồng HPDE”, ông Viện nói.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.