Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 18 tháng 4 năm 2023 | 16:7

Nuôi dê lấy sữa, mô hình mới ở Thủ Thừa

Mạnh dạn, sáng tạo và không lùi bước trước khó khăn, thất bại, anh Đỗ Cao Chí (ấp 1, xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) từng bước thành công với mô hình nuôi dê lấy sữa.

Thu nhập ổn định

Năm 2016, anh Chí rời quê hương Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) đến ấp 1, xã Tân Thành,  mua 10,4ha đất nông nghiệp mở trang trại nuôi bò kết hợp nuôi lươn và trùn quế.

Tuy nhiên, những năm gần đây, bò không có giá, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nên lợi nhuận không nhiều. Trước thực trạng này, anh tìm hiểu các mô hình chăn nuôi khác nhau và thử nghiệm nuôi dê lấy sữa bởi sữa dê có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, có thị trường tiêu thụ và có giá khá cao.

Cuối năm 2021, Chí đi nhiều tỉnh ở miền Trung, miền Bắc học tập kỹ thuật chăn nuôi dê lấy sữa, từ thiết kế chuồng trại, quản lý dinh dưỡng, phòng bệnh, môi trường, cách phối giống, vắt sữa,...

Hiện trang trại của anh Đỗ Cao Chí có 200 con dê.

Chí chia sẻ: “Tôi cải tạo trang trại nuôi bò thành trang trại nuôi dê lấy sữa với thiết kế nhà sàn cao ráo, thoáng mát, chia theo từng khu dê lấy sữa, dê thương phẩm. Năm 2022, tôi mua 40 con dê giống Saanen với giá 20 triệu đồng/con và bắt đầu phối giống. Đây là giống dê cho nhiều sữa, dễ chăm sóc. Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi nên đàn dê phát triển nhanh. Đến nay, trang trại có hơn 200 con dê, trong đó, 10 con dê đực, còn lại là dê đang vắt sữa và dê hậu bị, bình quân thu trên 50 lít sữa/ngày”.

Nuôi dê lấy sữa đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm vững kỹ thuật, quy trình sinh sản để thu được nguồn sữa chất lượng, đồng đều, tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh. Hiểu được điều này, Chí chỉ phối giống cho dê đẻ 1 năm/lần (bình thường 2 năm/lần), mỗi lứa 1-2 con; tăng cường thức ăn có độ đạm cao vào 2 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt để hạn chế sữa dê có mùi, anh còn cho dê ăn thêm mít chín.

Chí chia sẻ: “Dê thường mắc bệnh tiêu chảy, do đó, khi cắt cỏ cho dê ăn phải chọn thời điểm thích hợp nhất, từ 8-9 giờ; đồng thời, phải thường xuyên bổ sung thêm các loại cây cỏ có vị thuốc Nam và men vi sinh. Để chủ động nguồn cỏ và bảo đảm chất lượng, tôi trồng gần 3ha cỏ sả lá lớn xen mít.

Thời gian lấy sữa vào buổi sáng sớm và chiều tối, bình quân gần 2 lít sữa/ngày/con, chi phí thức ăn cho dê gần 12.000 đồng/ngày/con. Ngoài nguồn thu nhập từ sữa dê, tôi còn có thu nhập từ bán dê đực và dê nái sau khi khai thác sữa, với giá 100.000-150.000 đồng/kg”.

Mở hướng đi mới

Sau khi có nguồn sữa dê ổn định, Chí thành lập Công ty TNHH Thái Ý Phương và tiếp tục đầu tư máy móc, trang thiết bị làm các sản phẩm từ sữa dê. Hiện, công ty cho ra thị trường sản phẩm sữa chua dê sấy thăng hoa Sala được đóng gói, mỗi gói 20g, bình quân bán 5.000 gói/tháng với giá 45.000 đồng/gói. Dự kiến, công ty tiếp tục cho ra thị trường các dòng sản phẩm như mặt nạ sữa dê, sữa chua dê, sữa thanh trùng,... Để có nguồn sữa ổn định, thời gian tới, anh sẽ nâng đàn lên 1.000 con.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thủ Thừa – ông Nguyễn Văn Như nhận xét: Anh Chí là nông dân dám nghĩ, dám làm, không ngại khó khăn, thất bại. Mô hình nuôi dê lấy sữa của anh đang mở ra nhiều hướng đi mới cho nông dân trên địa bàn. Thời gian tới, Hội Nông dân huyện phối hợp các ngành chức năng tạo điều kiện cho anh Chí làm hồ sơ, thủ tục để các sản phẩm từ sữa dê đạt chuẩn OCOP, góp phần quảng bá thương hiệu và tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm.

 

Lê Ngọc
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top