Tổ hợp tác trồng rau hữu cơ ở xã Quảng Thành là nơi sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm của các hội viên nông dân sản xuất rau hữu cơ, nhằm nâng cao năng suất và tạo chuỗi liên kết sản xuất.
Hội Nông dân xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) vừa ra mắt Tổ hợp tác trồng rau hữu cơ ở xã, gồm có 14 thành viên, là nơi sinh hoạt, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm của các hội viên nông dân trên cùng một lĩnh vực, nghề nghiệp sản xuất rau hữu cơ ở xã. Qua đó, từng bước nâng cao năng suất, hiệu quả canh tác, tạo chuỗi liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Hội Nông dân xã Quảng Thành ra mắt Tổ hợp tác trồng rau hữu cơ.
Quảng Thành là xã trồng rau quy mô lớn ở Thừa Thiên Huế với khoảng hơn 500 hộ nông dân tham gia. Nhiều năm trở lại đây, người dân ở xã chuyển hướng sang trồng rau hữu cơ, trồng rau theo theo quy trình VietGAP với các sản phẩm rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu thị trường ở tỉnh và các địa phương lân cận. Bình quân 1 ha cho thu nhập từ 70 đến 120 triệu đồng.
Nhiều năm qua, trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Quảng Thành đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn với so sản xuất rau xanh truyền thống của bà con nông dân, vì rau xanh theo tiêu chuẩn VietGAP hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rau có giá thành cao. Đặc biệt về mùa mưa bão, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, bà con nông dân trồng rau trong nhà lưới vì vậy hạn chế tình trạng rau bị hư hỏng do mưa bão gây ra và vẫn cung cấp được cho thị trường tiêu thụ...
Trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP đã mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Quảng Thành.
Ông Nguyễn Ngọc Cảnh Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thành, mong muốn các thành viên của Tổ hợp tác trồng rau hữu cơ tiếp tục phát huy truyền thống cần cù trong lao động, tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ các hội viên chưa tham gia vào Tổ. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng thành công Quảng Thành trở thành xã nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.