Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 30 tháng 9 năm 2023  
Thứ bảy, ngày 3 tháng 6 năm 2023 | 21:3

Ra mắt Trung tâm trưng bày và bán sản phẩm OCOP huyện Phú Vang

Sau thời gian triển khai xây dựng, Trung tâm trưng bày và bán sản phẩm OCOP huyện Phú Vang (Thừa Thiên- Huế) đã hoàn thành đưa vào sử dụng tại đường Nguyễn Đức Xuyên, thị trấn Phú Đa.

Các sản phẩm được giới thiệu, trưng bày và bán tại gian hàng gồm các sản phẩm OCOP của huyện như: Nước mắm Như Ý Phú Thuận; nước mắm ruốc Làng Trài Phú Hải; nước ớt Vinh Xuân; gạo Phú Hồ; mắm dưa cà Vinh An, nước mắm Lú Huế của HTX nước mắm truyền thống Phú Thuận, gạo hữu cơ Phú Mỹ của HTX nông nghiệp Phú Mỹ 1…

 Bên cạnh đó, còn trưng bày và bán các mặt hàng nông lâm thủy sản đặc trưng nổi tiếng của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Trung tâm trưng bày và bán sản phẩm OCOP huyện Phú Vang.

Trung tâm trưng bày và bán sản phẩm OCOP huyện Phú Vang.

Đây là những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mang tính đặc trưng của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, được bảo hộ sở hữu trí tuệ về lôgô, nhãn hiệu thương mại, mẫu mã, bao bì, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người tiêu dùng.

Các sản phẩm được giới thiệu, trưng bày và bán tại gian hàng gồm các sản phẩm OCOP của huyện Phú Vang.

Các sản phẩm được giới thiệu, trưng bày và bán tại gian hàng gồm các sản phẩm OCOP của huyện Phú Vang.

Ông Đoàn Thao, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Vang cho biết, Trung tâm trưng bày và bán sản phẩm OCOP huyện Phú Vang là nơi  quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa của huyện; trong đó có các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng, người dân trên địa bàn huyện nhà.

Sản phẩm OCOP Ruốc Bà Xoa.

Đây cũng là cầu nối nhằm giới thiệu và kết nối tiêu thụ nông sản, giúp các doanh nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất tiêu thụ sản phẩm, tăng cường mở rộng thị trường.

Đây là những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mang tính đặc trưng của các địa phương ở Phú Vang, được bảo hộ sở hữu trí tuệ, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

Đây là những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mang tính đặc trưng của các địa phương ở Phú Vang, được bảo hộ sở hữu trí tuệ, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

 Qua đó, đẩy mạnh chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn huyện Phú Vang, góp phần tạo điều kiện để các đơn vị mở rộng đầu tư, tạo ra ngày càng nhiều các sản phẩm mới, đặc trưng, đưa các sản phẩm nông nghiệp phát triển rộng khắp ra các thị trường trong và ngoài tỉnh. Đồng thời tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân trên địa bàn, góp phần sớm đưa huyện Phú Vang đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Tìm giải pháp thích ứng với BĐKH để chung sống và phát triển bền vững

    Tìm giải pháp thích ứng với BĐKH để chung sống và phát triển bền vững

    Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”.

  • Người phụ nữ Bhnoong làm kinh tế giỏi

    Người phụ nữ Bhnoong làm kinh tế giỏi

    Chị Hồ Thị Nhé, người Bhnoong (dân tộc Giẻ-triêng) ở thôn 1, xã Phước Đức (Phước Sơn - Quảng Nam) là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, thu lãi bình quân trên 150 triệu đồng/năm.

  • Thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại Quảng Nam

    Thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại Quảng Nam

    HĐND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 17 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Quảng Nam. Gần 4 năm qua, các cấp hội nông dân của tỉnh đã nỗ lực triển khai nhiều phần việc liên quan, góp phần mang lại những thành quả lớn.

  • Tiên phong trồng đào cảnh, thu lãi trên 500 triệu đồng/năm

    Tiên phong trồng đào cảnh, thu lãi trên 500 triệu đồng/năm

    Người dân xã Vũ Sơn (Bắc Sơn - Lạng Sơn) đều nể phục ý chí và nghị lực vươn lên làm giàu của anh Dương Văn Đoàn (sinh năm 1978), thôn Nà Pán. Anh là người đầu tiên trên địa bàn xã đưa cây đào cảnh về trồng tại vườn, có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.

  • Nghề cho na Thái đậu trái

    Nghề cho na Thái đậu trái

    Những năm gần đây, nông dân các phường giáp ranh địa bàn 2 quận Ô Môn và Thốt Nốt (Cần Thơ) chọn trồng cây na Thái (còn gọi là mãng cầu Thái) khá nhiều. Na Thái dễ trồng, sinh trưởng tốt, giá thành cao... nên bà con mở rộng diện tích.

  • Phát triển cây ăn quả bền vững và nâng cao giá trị xuất khẩu

    Phát triển cây ăn quả bền vững và nâng cao giá trị xuất khẩu

    Để phát triển cây ăn quả một cách bền vững, nâng cao giá trị xuất khẩu cũng như xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm cây ăn quả, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đang đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng, hạn chế tình trạng người dân trồng ồ ạt.

Top