Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 21 tháng 5 năm 2023 | 10:21

Rộn ràng mùa thu hoạch loại cây trồng chủ lực ở Hậu Giang

Khoảng 1 tháng nay, làng khóm Cầu Đúc ở thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) bước vào thu hoạch rộ vụ khóm (dứa) 2022-2023. Với mức giá từ 8.000 đến 12.000 đồng/trái và sản lượng đạt trên 16 tấn/ha đã đem lại niềm vui trọn vẹn cho người trồng khóm vì trúng mùa, được giá.

Những ngày đầu tháng 4 âm lịch này, đi dọc trên một số con đường nhánh của dòng sông Cái Lớn thuộc xã Hỏa Tiến, xã Tân Tiến của thành phố Vị Thanh sẽ dễ dàng bắt gặp những ghe chở hàng chục tấn khóm, hay hàng dài những chiếc xe tải được chất đầy khóm vừa được thu mua ở vườn để vận chuyển đi tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố.

Bạt ngàn cánh đồng khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang. Ảnh: Lý Anh Lam

Cũng như nhiều thành viên Hợp tác xã Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, gia đình ông Vưu Sủng đang thu hoạch đợt khóm thứ 2 với năng suất trái đạt khoảng 1.700 trái/công (1.000 m2). Khóm nhà ông đạt tiêu chuẩn VietGAP, trọng lượng trung bình từ 1,1 kg đến 1,25 kg/trái, được thương lái thu mua giá loại 1 12.000 đồng/trái, loại 2 10.000 đồng/trái và loại 3 7.000 đồng/trái.

“Vợ chồng tôi vui mừng lắm, khóm năm nay vừa đạt năng suất cao, lại bán được giá tương đối cao nên có lời nhiều hơn những vụ trước. Nhà tôi trồng gần 5 ha, đã thu hoạch xong đợt 1, đang thu hoạch đợt 2, dự tính thu về khoảng 600 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lời hơn 400 triệu đồng” - ông Sủng chia sẻ.

Theo ông Lâm Trường Thọ - Giám đốc HTX Thạnh Thắng, hiện hợp tác xã có 39 thành viên với tổng diện tích khóm trên 110 ha, đạt tiêu chuẩn VietGAP và đây là đơn vị đạt danh hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh Hậu Giang, có thị trường đầu ra với mức giá ổn định.

“Vụ khóm năm nay thời tiết thuận lợi nên hầu hết rẫy khóm phát triển tốt và đạt sản lượng khá, chất lượng khóm cũng hơn hẳn các năm trước. Khóm loại 1 (từ 1 kg/trái trở lên) được thương lái mua tại rẫy 10.000-12.000 đồng/trái, khóm nhỏ 8.000 đồng/trái, giá tăng khoảng 2.000 đồng/trái so với trước đây. Với mức giá này sau khi trừ chi phí chủ vườn có lời từ 70 - 80 triệu đồng/ha” - ông Thọ cho biết thêm.

Người trồng khóm ở Hậu Giang vui trọn vẹn vì "trúng mùa, được giá". Ảnh: Lý Anh Lam

Để bán khóm được giá cao, nhiều năm nay, người trồng khóm Cầu Đúc chọn cách để khóm rải vụ, trong đó tập trung vào mùa nghịch nên năm nào cũng có lợi nhuận cao. Năm nay, thị trường tiêu thụ khóm rất thuận lợi và giá bán ổn định ở mức cao, nên người trồng khóm có nguồn thu nhập hấp dẫn” - ông Thọ cho biết.

“Lúc khởi động lại vụ khóm mới vào tháng 3 âm lịch năm 2023, vợ chồng tôi lo lắng lắm, bởi giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao. Nhưng đến nay thu hoạch đạt sản lượng trái, vừa bán được giá cao nên mới có lời kha khá. Nhà tôi trồng ít so với các nông dân ở địa phương, chỉ có 2 ha, nhưng mà trừ chi phí hết cũng có lời gần 130 triệu đồng nên cũng vui mừng lắm” - anh Nguyễn Văn Nguyên, xã Tân Tiến bày tỏ.

Theo ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, khóm Cầu Đúc là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh. Hiện tại, Hậu Giang có khoảng 2.800 ha trồng khóm, bước đầu, tỉnh định hướng phát triển diện tích của khóm cầu Đúc lên 3.500 ha.

“Những năm gần đây, hạn hán, xâm nhập mặn gây nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhưng với người trồng khóm Cầu Đúc Hậu Giang rất phấn khởi vì hiệu quả kinh tế khá ổn định. Khóm Cầu Đúc từ lâu đã trở thành thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng, đầu ra sản phẩm ổn định nên nông dân yên tâm đầu tư, mở rộng diện tích trồng khóm” - ông Tuyên nói.

“Khóm Cầu Đúc Hậu Giang đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu hàng hóa và được Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư nguồn giống, vốn để xây dựng các mô hình sản xuất theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất khóm Cầu Đúc theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hiện tại, làng khóm Cầu Đúc cho trái quanh năm để vừa phục vụ khách du lịch đến tham quan, vừa thực hiện phương pháp trồng rải vụ để bán được giá, tránh tình trạng ùn ứ sản lượng, giá cả bấp bênh. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế từ nghề trồng khóm luôn ổn định” - ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Thường trực Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang thông tin thêm.

Theo laodong.vn

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thanh long vàng - hướng đi mới

    Thanh long vàng - hướng đi mới

    Hiện nay, một số farm tại Bình Thuận đang tìm hướng đi mới cho cây thanh long. Thanh long vàng có cơ chế tự vệ, lớp vỏ bóng dày, do đó, không bắt thuốc bảo vệ thực vật. Và kháng côn trùng tự nhiên nên thanh long vàng thích hợp sản xuất hữu cơ.

  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top