Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 4 tháng 10 năm 2023  
Thứ tư, ngày 17 tháng 5 năm 2023 | 21:39

Sơn La trao đổi kinh nghiệm phát triển cây ăn quả với Phú Yên

Ngày 17/5, UBND tỉnh Phú Yên tiếp và làm việc với ông Hoàng Văn Chất, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La về thăm và tư vấn hỗ trợ tỉnh Phú Yên những kinh nghiệm trong công tác xây dựng chính sách và chỉ đạo, điều hành triển khai đề án Phát triển cây ăn quả.

Hiện nay, Phú Yên có hơn 6.000 ha cây ăn quả với các loại như: dừa, chuối, dưa hấu, bơ, mít, xoài, nhãn, mãng cầu, cam, quýt, bưởi da xanh, chanh dây, dứa, cao su, hồ tiêu, cà phê... Trong đó, diện tích cây ăn quả lâu năm có giá trị kinh tế cao chiếm khoảng 1.000ha như: sầu riêng (monthon, Ri 6), mít (thái, mã lai), bơ (boot 7, 034), xoài (cát hòa lộc, thái xanh, úc), mãng cầu (na thái, na dai), cam (xoàn, v2), bưởi (da xanh, 5 roi), ổi (rubi, đài loan), vải (u hồng), nhãn (xuồng cơm vàng, hương chi), khóm... Các loại này được trồng tập trung tại những huyện có vùng đất đỏ bazan màu mỡ như huyện Sông Hinh, Tây Hòa, Sơn Hòa, một số ở huyện Phú Hòa và Đồng Xuân.

Đoàn công tác của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất đã đi khảo sát thực tế các mô hình cây ăn quả trên địa bàn các huyện Sông Hinh, Tây Hòa, Tuy An và thăm một số điểm du lịch sinh thái tại huyện Sơn Hòa.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Tạ Anh Tuấn đánh giá, Sơn La là tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn nhất cả nước, là một trong những tỉnh thực hiện thành công về trồng cây ăn quả. Đối với Phú Yên, hiện nay, diện tích các loại cây ăn quả trồng phân tán, rải rác ở các huyện, diện tích từng loại còn nhỏ lẻ, chưa trở thành hàng hóa. Người dân trồng tự phát là chủ yếu; chỉ một số hộ trồng có đầu tư tương đối tốt về giống, cơ giới hóa khâu tưới và kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu còn hạn chế; khâu xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và kết nối tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm đầu tư; chủ yếu là tiêu thụ trong tỉnh. “Mong nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ giúp Phú Yên phát triển lĩnh vực này, để tỉnh xây dựng thành công chương trình phát triển cây ăn quả trong thời gian đến”, ông Tuấn nói.

Tại buổi làm việc, ông Hoàng Văn Chất cho biết, đến nay, tỉnh Sơn La đã có những thành công bước đầu về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây ăn quả; trong đó có việc ghép mắt và đưa giống mới vào sản xuất. Bên cạnh đó, tỉnh Sơn La đã biết phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai; có cách làm phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng giảm sử dụng gạo, tăng sử dụng quả. Phú Yên cần quan tâm chọn cây trồng hợp lòng dân, trồng cây gì thì phải chăm lo để phát triển theo chuỗi và đặc biệt là cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ, mục tiêu tỉnh đề ra.

 

Dương Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Tiên phong trồng đào cảnh, thu lãi trên 500 triệu đồng/năm

    Tiên phong trồng đào cảnh, thu lãi trên 500 triệu đồng/năm

    Người dân xã Vũ Sơn (Bắc Sơn - Lạng Sơn) đều nể phục ý chí và nghị lực vươn lên làm giàu của anh Dương Văn Đoàn (sinh năm 1978), thôn Nà Pán. Anh là người đầu tiên trên địa bàn xã đưa cây đào cảnh về trồng tại vườn, có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.

  • Nghề cho na Thái đậu trái

    Nghề cho na Thái đậu trái

    Những năm gần đây, nông dân các phường giáp ranh địa bàn 2 quận Ô Môn và Thốt Nốt (Cần Thơ) chọn trồng cây na Thái (còn gọi là mãng cầu Thái) khá nhiều. Na Thái dễ trồng, sinh trưởng tốt, giá thành cao... nên bà con mở rộng diện tích.

  • Phát triển cây ăn quả bền vững và nâng cao giá trị xuất khẩu

    Phát triển cây ăn quả bền vững và nâng cao giá trị xuất khẩu

    Để phát triển cây ăn quả một cách bền vững, nâng cao giá trị xuất khẩu cũng như xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm cây ăn quả, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đang đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng, hạn chế tình trạng người dân trồng ồ ạt.

Top