Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 30 tháng 5 năm 2023  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 3 năm 2023 | 10:2

Sống khỏe với mô hình trồng dưa hấu hữu cơ

Mạnh dạn chuyển đổi phương pháp truyền thống từ sử dụng phân bón hóa học sang mô hình sản xuất dưa hữu cơ, ông Triệu Văn Út (47 tuổi) ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình (Trần Đề - Sóc Trăng) đã thành công, thu nhập 150 triệu đồng/vụ.

Trồng dưa hấu  theo hướng hữu cơ

Những ngày này, trong khi nhiều nông dân trồng dưa hấu ở Sóc Trăng đang khổ sở vì vụ dưa hấu năm nay mất mùa, rớt giá, không bán được nhiều thì ông Triệu Văn Út lại thảnh thơi thu hoạch dưa hấu trồng theo hướng hữu cơ, vừa cho năng suất cao, vừa được giá và bán ngay tại ruộng…

Trò chuyện với chúng tôi ngay tại ruộng dưa hấu của gia đình, ông Út cho biết, gia đình trồng 6 công (6.000m2) dưa hấu theo hướng hữu cơ Quế Lâm của Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm. Hiện tại, ông đã thu hoạch được 13 tấn, dự kiến cả vụ khoảng 30 tấn. Giá dưa của ông bán tại ruộng với hai khung giá 8.000 đông/kg và 10.000 đồng/kg (tùy loại dưa). Chỉ tính bình quân giá bán 8.000 đồng/kg, trừ chi phí 90 triệu đồng, vụ dưa này, gia đình ông thu lãi khoảng 150 triệu đồng.

Ông Triệu Văn Út chăm sóc dưa.

“Tôi trồng dưa đã nhiều năm. Trước đây sản xuất theo phương pháp truyền thống, sử dụng phân hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu nhưng năng suất không cao, giá bán bấp bênh, phụ thuộc vào thương lái. Nhưng 3 năm nay, được sự khuyến khích của ngành Nông nghiệp địa phương và sự hỗ trợ của Công ty Quế Lâm, tôi mạnh dạn chuyển sang sản xuất theo hướng hữu cơ và đã thành công. Dưa vừa có giá lại không lo đầu ra vì được công ty bao tiêu toàn bộ”.

Theo ông Út, sản xuất theo hướng hữu cơ đạt tiêu chuẩn 5 không: Không thuốc diệt cỏ; không thuốc trừ sâu; không chất bảo quản; không chất kích thích tăng trưởng; không dư lượng thuốc hóa chất độc hại. Toàn bộ phân, thuốc đều do Công ty Quế Lâm cung cấp. Mỗi vụ dưa, bón phân hữu cơ 3 đợt (1 lần bón lót, 2 lần bón thúc khi dưa bắt đầu phát triển và ra trái).

Bổ một trái dưa chín đỏ mời khách, ông Út giới thiệu thêm: Đất ở vùng này rất hợp cho việc trồng dưa hấu nên dưa sinh trưởng khá tốt, năng suất trái cao, chất lượng ngon nên được thị trường ưa chuộng. Dưa được trồng theo hướng hữu cơ lại càng được ưa chuộng, đầu ra ổn định, góp phần đảm bảo nguồn thu nhập cho người trồng dưa. Một năm trồng 3 vụ dưa, thu nhập cao hơn trồng lúa. Đã có một số khách hàng tìm mua dưa đưa đi nơi khác tiêu thụ nên không lo khâu tiêu thụ.

Nông dân Mỏ Ó đang chuẩn bị cho vụ dưa kế tiếp.

Nâng cao giá trị của thương hiệu dưa hấu Mỏ Ó

Anh Lê Quang Việt, ở ấp Mỏ Ó, chia sẻ: Chúng tôi chủ yếu trồng dưa theo phương pháp truyền thống nên năng suất  không cao, bán giá thấp hơn so với dưa của ông Út, nếu chúng tôi thu lợi nhuận khoảng 15 triệu đồng/1.000m2 dưa thì  ông Út thu 25 triệu đồng. Cả vùng này ông Út là người nổi tiếng khi trồng dưa theo hướng hữu cơ. Chúng tôi sẽ học theo hướng của ông Út để nâng cao giá trị của thương hiệu dưa hấu Mỏ Ó.

Theo ông Trần Hoàng Dũng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trần Đề, huyện trồng khoảng 60ha dưa hấu, trong đó ấp Mỏ Ó là 22ha. Đây là khu vực trồng dưa hấu chuyên canh của huyện, bởi  phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu địa phương nên chất lượng rất ngon và dưa hấu Mỏ Ó có giá bán luôn cao hơn dưa hấu ở một số địa phương khác. Dưa hấu trồng theo hướng hữu cơ có giá bán cao hơn tầm 25 - 30% dưa hấu trồng thông thường. Dưa hấu Mỏ Ó được người tiêu dùng ưa chuộng nên luôn ổn định đầu ra.

Ông Lưu Hữu Danh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trần Đề, cho biết: Mỏ Ó là vùng đất rất hợp cho trồng dưa hấu. Mô hình trồng dưa hấu hữu cơ của ông Út là mô hình cho hiệu quả cao. Hiện đã có một số bà con áp dụng theo mô hình này. Sắp tới, huyện sẽ vận động nông dân thực hiện theo mô hình của ông Út để vừa có thu nhập cao, vừa nâng giá trị của thương hiệu dưa hấu Mỏ Ó.

 

Cao Xuân Lương
Ý kiến bạn đọc
Vinamilk
Tan A Dai Thanh
hanvet.com.vn
  • Nuôi chồn hương sinh sản: Mô hình lợi nhuận cao

    Nuôi chồn hương sinh sản: Mô hình lợi nhuận cao

    Hơn 8 năm kiên trì theo đuổi nghề nuôi chồn hương, anh Võ Văn Thuận (thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, Bình Định) đã gặt hái thành công, mỗi năm, anh có thu 1,4 tỷ đồng.

  • Một số biện pháp chống nóng cho bò sữa

    Một số biện pháp chống nóng cho bò sữa

    Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nam vừa tổ chức nắm bắt công tác phát triển đàn bò sữa và hướng dẫn một số biện pháp chống nóng tại khu quy hoạch chăn nuôi bò sữa xã Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên (Hà Nam).

  • Nuôi con đặc sản: Hướng đi mới của nông dân Hưng Thịnh

    Nuôi con đặc sản: Hướng đi mới của nông dân Hưng Thịnh

    Những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu thị trường, nhiều hộ ở xã Hưng Thịnh (Trấn Yên - Yên Bái) đã đầu tư phát triển mô hình nuôi con đặc sản nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

  • Làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp

    Làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp

    Những năm gần đây, từ phong trào nông dân làm kinh tế giỏi, huyện Châu Thành (Tây Ninh) xuất hiện một số mô hình phát triển kinh tế đa dạng, làm ăn hiệu quả với nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo vươn lên làm giàu chính đáng.

  • Khởi nghiệp từ nuôi chim trĩ

    Khởi nghiệp từ nuôi chim trĩ

    Sau gần 3 năm khởi nghiệp, anh Nguyễn Tấn Lợi ở thôn Xuân Bình, xã An Xuân (Tuy An - Phú Yên) đã sở hữu hơn 200 con chim trĩ, thỏa niềm ấp ủ bấy lâu về phát triển kinh tế gia đình từ vật nuôi mới này.

  • Làm giàu từ trồng cây ăn quả

    Làm giàu từ trồng cây ăn quả

    Sau khi khởi nghiệp không thành công với mô hình nuôi lợn, anh Bùi Văn Mạnh ở xã Đông Minh (Tiền Hải - Thái Bình) mạnh dạn chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng mô hình trồng cây ăn quả.

Top