Anh Nguyễn Thanh Long (30 tuổi, ngụ thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) kiếm được thu nhập từ 400-500 triệu đồng mỗi tháng nhờ trồng nấm bào ngư, kết hợp sản xuất điện mặt trời.
Trại nấm bào ngư đem lại thu nhập cao cho anh Long.
Anh Long là người gốc Thái Bình, nhưng cơ duyên đưa anh đến mảnh đất miền Tây để theo học ngành kinh doanh thương mại của Trường Đại học Cần Thơ. Năm 2016, anh xin vào làm việc tại một công ty thuốc bảo vệ thực vật có chi nhánh ở Thái Bình với mức thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng. Năm 2018, với niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp, anh quyết định nghỉ việc để về trồng cói, bán khoai tây giống và mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật. Cùng thời điểm đó, anh quyết tâm trở lại miền Tây để tìm kiếm cơ hội lập nghiệp. Tình cờ biết đến mô hình trồng nấm bào ngư, cũng như thấy được tiềm năng phát triển nên anh quyết tâm đầu tư trại trồng nấm tại Vĩnh Long. “Thời điểm đó tôi cũng kinh doanh sân bóng đá mini. Tình cờ biết được mô hình trồng nấm bào ngư. Tìm hiểu thấy mang lại thu nhập cao, chi phí đầu tư không quá lớn, có thể tận dụng được mùn cưa, rơm rạ. Nên tôi quyết định trồng, tận dụng kho trống ở sân bóng đá để trồng”, anh Long kể.
Ban đầu, anh nhập 20.000 bịch phôi nấm với giá hơn 100 triệu đồng về trồng. Tuy nhiên, sau thời gian trồng anh nhận ngay “gáo nước lạnh” bởi nhiều phôi không ra nấm. Sau khi tìm hiểu, anh biết được nguyên nhân xuất phát từ nguồn phôi đầu vào kém chất lượng. Nhận thấy cách làm của bản thân chưa phù hợp và còn thiếu kinh nghiệm xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình trồng. Anh quyết trở về Thái Bình, tìm các trang trại có tiếng để theo học hỏi. Sau khi tự tin với kiến thức tích lũy được, anh trở lại Vĩnh Long đầu tư máy móc, thiết bị, lò hấp và mở rộng diện tích trại nấm lên 500m2, thực hiện quy trình khép kín vừa sản xuất phôi, trồng và bán sản phẩm. Sau đó thành công, nấm trong quá trình trồng không còn bị hư hỏng, hao hụt. Chia sẻ bí quyết trồng nấm, anh Long cho biết cần chú trọng làm trại luôn sạch sẽ, được khử trùng. Nấm trồng khoảng hơn 2 tháng cho thu hoạch.
Quy trình trồng nấm cũng trải qua nhiều bước, từ nhập mùn cưa về trộn với vôi trong 15 ngày, sau đó trộn tiếp với rơm đã được ủ, đóng bịch, đưa vào lò hấp đã được khử trùng. “Trại phải đảm bảo các khu cấy mô đạt chuẩn, kín gió và có thiết bị để tiêu diệt bào tử nấm dại. Khu ủ tơ và nuôi trồng phải thông thoáng thì nấm khi trồng mới phát triển tốt và không nhiễm bệnh”, anh Long nói. Hiện nay, nếu thu hoạch hết công sức các trại nấm, mỗi ngày anh Long sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 300-400kg nấm, thương lái đến tận nơi mua 45.000 đồng/kg.
Hiện, anh Long đang liên kết với thầy cô ở Trường Đại học Cần Thơ để chuyển giao quy trình sản xuất ra thành phẩm: ruốc nấm, nấm muối dưa, khô bò chay... từ nấm bào ngư. Sắp tới, anh dự định mở rộng thêm trại nấm rộng 3.500m2, trồng theo quy trình mới giúp rút ngắn thời gian, tăng sản lượng. “Xây dựng trại theo kiểu mới, sản xuất hoàn toàn bằng quy trình mới giúp rút ngắn thời gian trồng, tăng sản lượng. Trại hiện nay là quy trình tưới sốc nhiệt bằng nước, trại mới sẽ sốc nhiệt bằng máy lạnh”, anh Long tiết lộ. Ngoài trang trại nấm bào ngư, năm 2020, anh Long còn đầu vào các dự án điện mặt trời. Tổng công suất 965kWp, dự kiến bán điện trong 20 năm, doanh thu hàng tháng hiện tại là khoảng 220-250 triệu đồng.
Nhờ vậy, mỗi tháng, anh Long kiếm được thu nhập gần 500 triệu đồng từ trại nấm, sản xuất điện mặt trời, kinh doanh sân bóng đá mini. Với những thành công trong mô hình kinh doanh, làm nông nghiệp, anh cũng là một trong những thành viên của Câu lạc bộ Nông dân tỉ phú Bình Minh.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.