Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 7 tháng 3 năm 2024 | 10:32

Thăm mô hình rau thủy canh của nữ thạc sĩ kinh tế đối ngoại

Chị Lê Thị Thùy Dung, thạc sĩ kinh tế đối ngoại, hàng năm xuất bán hơn 20 tấn rau thủy canh ra thị trường, trong đó đưa vào nhiều hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: Co.op mart, Co.op Food...

Chị Lê Thị Thùy Dung (sinh năm 1986) sinh ra và lớn lên tại TP.Thanh Hóa, từng là sinh viên Khoa Kinh tế đối ngoại, trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), trải qua làm việc tại các doanh nghiệp có tên tuổi tại Hà Nội, Thanh Hóa, với mức thu nhập nhiều người mơ ước. Nhưng, với cơ duyên được tiếp cận với ngành nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao của Israel đã đem lại niềm đam mê, từ đó chị đã quyết tâm về thực hiện mô hình thủy canh phố tại Thanh Hóa và hiện mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.

Cô Thạc sĩ Kinh tế đối ngoại Lê Thị Thuỳ Dung trên vườn rau thuỷ canh của gia đình.

Chúng tôi đến thôn Hiệp Khởi, xã Đông Tiến, huyện huyện Đông Sơn hỏi thăm người dân ai cũng biết đến mô hình trồng rau thủy canh, với diện tích khoảng 1.000m2 của chị Dung, được chị đầu tư nhà lưới, nhà màng quy mô để điều chỉnh thời tiết cho rau đạt năng xuất cao.

Đón chúng tôi đi thăm nhà màng, những luống rau trên giàn thủy canh đang vươn lên xanh mướt, với khuôn mặt hiền hòa, tươi tắn, chị Dung trò chuyện: “Sinh ra và lớn lên ở thành phố, không biết gì đến nông nghiệp, đi học ngành cũng không liên quan, nhưng tôi lại mạo hiểm khởi nghiệp về nông nghiệp”.

Vườn rau thuỷ canh xanh tốt của gia đình chị Dung sắp đến ngày thu hoạch

Chị Dung cho biết: Sau khi tốt nghiệp khoa kinh tế đối ngoại, với tấm bằng loại ưu và nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào, chị tiếp tục học lên thạc sĩ. Nhận tấm bằng thạc sĩ trên tay, chị được tuyển thẳng vào làm mảng ngành hàng của hãng bánh kẹo Kinh đô nổi tiếng. Với năng lực và trách nhiệm sau khoảng thời gian chị được bầu giữ chức trưởng ngành hàng.

Sau 4 năm làm việc tại hãng bánh kẹo lớn Thủ đô, chị đã xin nghỉ chuyển về công tác tại Công ty CP Tiến Nông tại Thanh Hóa. Có lẽ những ngày tháng gắn bó với một doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp, gắn bó với khoa học công nghệ, mang lại giá trị bền vững cho người nông dân, đã giúp chị Dung có nhiều cơ hội tiếp cận với các mô hình nông nghiệp hiện đại, từ đó đam mê ngành nông nghiệp trong chị trổi dậy để khởi nghiệp về ngành này.

Rau cải ngọt và cải xen vừa được chị Dung đưa vào giá thể chăm sóc gần 10 ngày đã cho xanh tốt.

“Được sự ủng hộ và đồng hành của chồng, trước khi khởi nghiệp vợ chồng tôi đã đi thăm quan và học hỏi kinh nghiệm nhiều mô hình ở Đà Lạt, nơi được gọi là thủ phủ của nền nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, vùng đất miền trung khắc nghiệt, mùa hè nắng nóng, mùa đông quá lạnh, thời điểm giao mùa thì dễ gây bệnh cho cây trồng. Nhưng với niềm đam mê, sự kiên định, tôi đã thuyết phục được gia đình ủng hộ và quyết định bước ngoặt chuyển đổi này năm 2019”, chị Dung chia sẻ.

Vườn rau thủy canh nhiều khâu tự động hóa, áp dụng kỹ thuật hồi lưu chỉ dùng nước và chất dinh dưỡng cung cấp qua bộ rễ để rau sinh trưởng và phát triển, giải phóng được phần lớn thời gian và công sức của người lao động. Sản phẩm rất đa dạng, tập trung vào các loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng cao như: xà lách, cải bó xôi, rau muống, súp lơ, rau chân vịt…

“So với phương thức canh tác truyền thống thì việc trồng rau theo công nghệ thủy canh trong nhà kính có nhiều ưu thế vượt trội. Trong thời gian 1 năm có thể triển khai trồng tới 9-12 vụ rau, tùy thuộc vào từng loại rau, cuối mỗi vụ rau chỉ cần vệ sinh máng nước là có thể quay vòng quy trình sản xuất ngay vụ khác. Vườn được giám sát, theo dõi hàng ngày để điều chỉnh lượng nước tưới, phân bón, nhiệt độ thích hợp để đảm bảo cây rau đưa ra thị trường đạt chất lượng tốt nhất”, chị Dung hồ hởi giới thiệu.

Rau thuỷ canh rất dễ trồng và đem lại năng xuất cao, chị Dung chia sẻ.

Mô hình “thủy canh phố” ra đời, thời điểm đó người dân nơi đây chưa biết đến phương pháp trồng rau thủy canh, cũng như sản phẩm rau thủy canh. Để rau thủy canh đến tay người tiêu dùng chị Dung đã rất vất vả để tìm kiếm thị trường.

Hiện nay, sản phẩm rau thủy canh của chị Dung đã có mặt tại nhiều siêu thị Co.op mart, Coop Food ở Thanh Hóa, Hà Nội, Thái Bình…, mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 20 tấn rau, doanh thu đạt khoảng 500 triệu đồng/năm.

Để đáp ứng nhu cầu ra thị trường siêu thị ở các địa phương trong tỉnh được đảm bảo, chị Dung đã trực tiếp chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều hộ dân ở các huyện Nông Cống, Hậu Lộc, TX. Nghi Sơn và đang tiếp tục chuyển giao nhiều mô hình mới, để tạo chuỗi cung ứng.

 

Thanh Duyên
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top