Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2024  
Thứ ba, ngày 28 tháng 5 năm 2024 | 10:25

Thanh Hoá thu hút hơn 17 nghìn tỷ đồng đầu tư và phát triển trang trại chăn nuôi

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Thanh Hoá đã thu hút đầu tư 37 dự án chăn nuôi quy mô lớn với tổng mức đầu tư 17.493 tỷ đồng.

Thanh Hoá là địa phương có đầy đủ các đặc điểm địa hình miền núi, trung du, đồng bằng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Thanh Hóa phát triển các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp… Trong đó, chăn nuôi vốn là ngành sản xuất đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2023 ngành chăn nuôi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng ước đạt 5,71%/năm cao hơn so với mục tiêu kế hoạch 5%.

Đặc biệt, trong năm 2023, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tốc độ tăng trưởng toàn ngành chăn nuôi của tỉnh vẫn đạt 6,14% (cao nhất từ trước tời nay). Tính đến hết quý I năm 2024,  tổng giá trị sản xuất ước đạt 2.412 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng ước đạt 3,8%.

Thanh Hoá đang tập trung phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường. 

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hoá, toàn tỉnh hiện có 1.080 trang trại chăn nuôi và 739.350 hộ chăn nuôi, với sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 290 nghìn tấn (trong đó: Sản lượng thịt bò 22,5 nghìn tấn), trứng đạt 310 triệu quả, sữa đạt 54 nghìn tấn, giá trị sản xuất đạt trên 11 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 38% giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

Tổng đàn gia súc là 1.613 con (1.220,5 triệu con lợn; 150,2 nghìn con trâu; 242,3 nghìn con bò); gia cầm là 26,9 triệu con; 47 nhà yến, với tổng đàn chim yến 39,670 con, sản phẩm yến thu được 420 kg/năm.

Ông Nguyễn Trọng Cường, Trưởng phòng Quản lý giống và kỹ thuật chăn nuôi – Chi Cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hoá cho biết, trong cơ cấu chăn nuôi của tỉnh, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao; tình trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm xen kẽ trong các khu dân cư trên địa bàn các huyện còn nhiều do nhân dân phải duy trì để bảo đảm đời sống hộ gia đình.

Ngành chăn nuôi vẫn đang phụ thuộc nguyên liệu thuốc và thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, chiếm từ 65 - 70% cơ cấu thành phần; chỉ dẫn địa lý sản phẩm con nuôi đặc sản còn hạn chế, dẫn đến chi phí đầu vào tăng cao, sản phẩm chăn nuôi sản xuất ra chưa có tính cạnh tranh làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm.

Cùng với đó, Việc thu hút đầu tư trong chăn nuôi ở một số huyện miền núi còn chưa cao; chưa hình thành chuỗi liên kết trong chăn nuôi. Hiện nay mới chỉ thực hiện được ở các huyện: Thạch Thành, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Như Xuân, Như Thanh, Bá Thước.

Trang trại chăn nuôi vịt an toàn sinh học, công suất 15 vạn con/ năm ở xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống (Thanh Hoá).

Theo ông Cường, những năm qua, để phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế sẵn có, tỉnh Thanh Hoá ban hành nhiều chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến hoặc giết mổ đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Trong thời gian tới, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục tập trung hướng dẫn các dự án đầu tư lớn, trọng điểm về chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, kịp thời tháo gỡ khó khăn, sớm đưa các dự án chăn nuôi quy mô lớn vào hoạt động sản xuất, tạo sản phẩm chăn nuôi.

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Thanh Hoá thu hút đầu tư 37 dự án chăn nuôi quy mô lớn, với tổng mức đầu tư trên 17.493 tỷ đồng, quy mô 84.000 lợn nái, 1,2 triệu lợn thịt/năm, 59 nghìn con vịt giống, 400 con trâu bò, 500 nghìn con vịt thịt/năm và 4,7 triệu gà thịt/năm.

 

Lê Thức
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn nông dân phục hồi sản xuất sau mưa bão

    Hướng dẫn nông dân phục hồi sản xuất sau mưa bão

    Để khắc phục hậu quả và hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra, đảm bảo kế hoạch sản xuất với lúa, rau màu vụ mùa 2024 và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực phía Bắc khẩn trương tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phục hồi sản xuất sau mưa bão. Kinh tế nông thôn giới thiệu một số nội dung chính của văn bản này.

  • Nông dân Hải Phòng chật vật khôi phục sản xuất sau bão số 3

    Nông dân Hải Phòng chật vật khôi phục sản xuất sau bão số 3

    Bão số 3 đổ bộ trực tiếp vào Hải Phòng khiến nhiều diện tích lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy sản bị ngập lụt, thiệt hại nặng nề… Theo tính toán ban đầu, TP. Hải Phòng thiệt hại ước 11.000 tỷ đồng do bão Yagi.

  • Thái Bình bảo vệ an toàn vùng nuôi thủy sản

    Thái Bình bảo vệ an toàn vùng nuôi thủy sản

    Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có mưa vừa, mưa to, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là diện tích lúa và nuôi thủy sản.

  • Thu lợi 1 tỷ đồng/năm từ mô hình VAC

    Thu lợi 1 tỷ đồng/năm từ mô hình VAC

    Đó là thành quả mà ông Đàm Duy Từ, sinh năm 1963, ở xóm 10, xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đạt được.

  • Thu tiền tỷ từ rẫy kiểu mẫu ở Đắk Nông

    Thu tiền tỷ từ rẫy kiểu mẫu ở Đắk Nông

    Với diện tích 2ha đất được trồng xen canh nhiều loại cây trồng được canh tác bài bản, khoa học giúp mỗi năm có nguồn thu nhập gần 1 tỷ đồng.

  • “9X” làm giàu từ nuôi chồn hương

    “9X” làm giàu từ nuôi chồn hương

    Sau nhiều lần thất bại, anh Phạm Minh Phương đã thuần hóa và nuôi thành công chồn hương - con nuôi tốn không nhiều chi phí thức ăn cũng như công chăm sóc, từng bước mở rộng quy mô, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Top