Anh Nguyễn Minh Châu, ở khu phố 15, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước là người tiên phong thực hiện mô hình rau thuỷ canh ở vùng đất nắng Ninh Thuận.
Dẫn chúng tôi tham quan trang trại trồng rau thủy canh đang sinh trưởng tốt của gia đình, anh Châu cho biết: Năm 2012, tôi tốt nghiệp ngành xây dựng tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh). Mặc dù có việc làm, thu nhập ổn định hơn 8 năm ở TP. Hồ Chí Minh nhưng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài ảnh hưởng đến công ăn việc làm nên tôi quyết định về quê nhà lập nghiệp.
Hệ thống làm giá thể và gieo hạt tự động.
Nhờ sự hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình về công nghệ, kỹ thuật của kỹ sư Công ty Nông nghiệp số AgriConnect hoạt động ở Vườn ươm doanh nghiệp, Khu Công nghệ cao (TP. Hồ Chí Minh), anh mạnh dạn “lấn sân” vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đánh dấu con đường khởi nghiệp. Với quyết tâm cao, anh Châu sử dụng 500m2 đất xây dựng nhà lưới trồng rau bằng 2 phương pháp: thủy canh hồ lưu và thủy canh tĩnh; lắp đặt hệ thống nước, đồng hồ tự động phun sương điều tiết nhiệt độ nhà màng, giàn khung, giá đỡ cây trồng, tận dụng mô tơ cửa cuốn “độ” thành mô tơ kéo màn che để giảm cường độ nắng bảo vệ rau trồng...Ước chi phí đầu tư ban đầu hơn 620 triệu đồng.
Để tạo nguồn thu thường xuyên từ trồng rau thủy canh, anh Châu trồng xen kẽ nhiều loại rau ngắn và dài ngày như: Cải bó xôi, cải tần ô, cải thìa, cải dún, xà lách lô lô (miền Bắc gọi là cải cúc), xà lách thủy tinh... Qua quá trình gieo hạt, chăm sóc, nuôi dưỡng khoảng 30-48 ngày, anh thu hoạch xen kẽ, mang sản phẩm đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Mỗi tháng trung bình thu hơn 1,2 tấn rau. Giá bán từ 35.000-45.000 đồng/kg, tùy từng loại rau. Dự kiến, sau 3 năm, anh sẽ thu hồi vốn đầu tư ban đầu.
Hệ thống IoT được theo dõi trên điện thoại.
Đây là kết quả của quá trình chăm sóc cây trồng, chuyển giao kỹ thuật, triển khai giải pháp IoT bằng phần mềm chuyên điều khiển vi khí hậu, kết hợp tưới nước tự động. Đến nay, hệ thống hoạt động ổn định, dễ sử dụng, giúp tiết kiệm thời gian quản lý và chuẩn hóa được quy trình nên mang lại năng suất, chất lượng cao đối với các loại rau trồng thủy canh. Từ thành công tại vườn rau của chính mình, anh Châu tiếp tục mở rộng quy mô 3.000m2 tại xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam. Hiện tại, anh là thành viên của HTX Tuấn Ngọc (TP. Hồ Chí Minh). Đây là HTX cung cấp rau sạch, an toàn, có giá trị cao tại các bếp ăn của các trường học, văn phòng và khu đô thị cao cấp tại thành phố.
Toàn cảnh khung vườn, mỗi khung 1.000m2, với hệ thống cắt nắng, đối lưu nước tự động.
Để hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, phát triển bền vững, anh Châu rất mong chính quyền địa phương và ngành chức năng tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện, có chính sách hỗ trợ kịp thời cho các nông hộ sản xuất nông nghiệp; định kỳ tập huấn chuyển giao khoa học, công nghệ, tạo mạng lưới kết nối cung - cầu tiêu thụ sản phẩm rau thủy canh sạch, an toàn thực phẩm.
Đồng thời, giúp nông hộ tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư, mở rộng trồng các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hoàn thiện hệ thống công nghệ tự động hóa trong canh tác cây trồng. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nông sản, hình thành chuỗi sản xuất, tạo thu nhập ổn định cho nông dân và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.