Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 17 tháng 3 năm 2023 | 10:17

Thành tỷ phú nhờ nuôi cá giống

Tiếp quản trại nuôi cá bỏ hoang, ông Hoàng Xuân Phúc (dân tộc Giáy) nỗ lực xây dựng biến những gì sót lại thành cơ sở quy mô, cung cấp cá giống khắp các tỉnh, thành phía Bắc với doanh thu hàng tỷ đồng.

Nằm giữa trung tâm thôn Luổng Đơ (xã Cốc San, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai), trang trại rộng 4ha của ông Hoàng Xuân Phúc được quy hoạch 16 ao nuôi kiên cố bờ bao bê tông với hệ thống che chắn mặt ao, lọc nước tuần hoàn... đảm bảo sinh trưởng cho hơn 2.000 con cá bố mẹ và 2 triệu con giống mỗi năm.

Không ngại khó

Đứng trên khu trang trại quy mô được gây dựng được hơn 20 năm, ông Phúc nhớ lại: “Khu vực này là đất của trại nuôi cá giống giải thể năm 1986. Năm 1990, gia đình thầu lại. Lúc này là bãi đất hoang. Trên diện tích hơn 3ha chỉ còn lại những hố trũng trâu đằm. Do hệ thống ao trước đây không được kè, người dân chăn thả gia súc dẫm nát hết bờ bao nên gia đình sử dụng để trồng lúa”.

Ông Hoàng Xuân Phúc kiểm tra cá giống.

Nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập, ông Phúc bàn với vợ đào lại ao trên nền ao cũ để nuôi cá thịt. Chưa từng có kiến thức về nuôi trồng thủy sản, cũng không có vốn liếng nhưng ông Phúc vẫn quyết tâm làm kinh tế nhờ vào thuận lợi từ nền đất cũ và một người bạn là công nhân kỹ thuật của trại cá. Ông thế chấp căn nhà gỗ 3 gian vay 250.000 đồng tiền đầu tư ban đầu, mua được 5 chén cá bột về ương. Cũng may năm đó thành công, ông trả được hết nợ và lãi thêm được một ao cá thịt đủ loại: Trắm, chép, trôi, mè, rô phi...

“Gọi là nuôi cá nhưng vẫn là theo cách truyền thống, cứ thả vào đấy chứ không chăm sóc, chúng tôi cũng chưa có kỹ thuật gì nên năng suất thấp, thu nhập từ nuôi cá không được nhiều”, ông Phúc kể.

Mấy năm tâm huyết vừa làm vừa học cách chăm sóc, kỹ thuật nuôi, làm cá giống, ông Phúc nhận thấy nhu cầu cá giống của bà con trên địa bàn khá lớn. Trong khi, việc mua và vận chuyển cá giống từ địa phương khác về lại vất vả, tốn kém do giao thông đi lại khó khăn, mất 2-3 ngày mới đến nơi. Ông Phúc bỏ công đi lùng, chọn được 40 con cá bố mẹ các loại: Trắm, chép, trôi.. to khỏe về chăm sóc, mời kỹ thuật đến hỗ trợ cho cá sinh sản. Một năm cũng cho ra 600 vạn cá bột, ương được khoảng 15 vạn cá giống cung cấp cho bà con quanh vùng.

Bản thân ông Phúc cũng đi nhiều nơi, tham quan học hỏi nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản. Trong một dịp đi tham quan mô hình nuôi cá chép ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá hiện đại và giống cá chép lớn nhanh, to, khỏe..., ông tìm mọi cách đưa giống cá này về nuôi theo đúng quy trình đã học được. Với kết quả ngoài mong đợi, ông Phúc quyết tâm lai giống cá chép Trung Quốc với loại chép sông bản địa. Cá giống ra đời sống rất khỏe, lớn nhanh và đặc biệt là cho sản lượng cao, thịt chắc, thơm. Trang trại của ông không chỉ cung ứng cá giống cho bà con trong tỉnh mà cả các tỉnh khác như: Hải Dương, Quảng Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang. Nhiều cơ sở chuyên sản xuất cá chép giòn cũng tìm đến mua giống.

Ông Phúc chia sẻ: Từ năm 2010 đến nay, tôi chỉ tập trung sản xuất cá chép giống bởi nhu cầu thị trường cao và con giống đòi hỏi phải có kỹ thuật nên không phải cơ sở nào cũng làm được. Việc chăm sóc cá rất tỉ mỉ, đang cho cá đẻ mà nhiệt độ nước chênh lệch 3-5 độ là hỏng hết. Hoặc cá mẹ trứng chưa đủ chín cho đẻ cũng không thành, nên thường phải bắt từng con cá mẹ lên kiểm tra. Tôi chăm sóc cho cá mẹ đẻ tự nhiên chứ không đẻ vắt, trứng không bị tổn thương, cá con khoẻ. Hiện, tôi đang áp dụng quy trình nuôi vỗ cho cá đẻ quanh năm.  Ngoài ra, gia đình còn định kỳ cải tạo ao bằng cách tháo hết nước, rắc vôi bột khử trùng, vệ sinh ao bằng các chế phẩm sinh học trước khi thả cá, cho cá ăn đủ lượng thức ăn, đúng giờ...

Từng bước thành công

Ban đầu từ 1 ao nuôi 1 vạn cá giống còn lại cấy lúa, mỗi năm đầu tư một ít, cả quá trình 20 năm, ông Phúc đã gây dựng được trang trại rộng 4ha với hệ thống 16 ao được kè bê tông chắc chắn. Quan trọng nhất là ông đã nắm trong tay kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc và sản xuất cá giống. Vì vậy, những rủi ro trong sản xuất cũng không còn là vật cản khiến ông nản lòng. Ông cho biết: “Bao năm khó khăn, từng bước đầu tư cơ sở vật chất mà gia đình cũng không tránh được những thiệt hại ảnh hưởng từ thời tiết, khí hậu. Như năm 2016, lũ cuốn khiến diện tích ao bị ngập một nửa, tràn hết cá, mất trắng hàng trăm triệu đồng. Hoặc có năm thời tiết khắc nghiệt cũng làm hỏng nhiều đợt trứng cá... Nhưng rồi chúng tôi lại vực dậy, kiên trì khắc phục”.

Kiểm tra cá bố mẹ chuẩn bị sinh sản.

Trang trại của gia đình ông Phúc hiện duy trì nuôi ổn định hơn 2.000 con cá bố mẹ, mỗi năm xuất bán ra thị trường gần 3 triệu cá bột, cá giống, doanh thu hơn 2 tỷ đồng. Trừ chi phí, thu lãi hơn 1 tỷ đồng.

Ngoài ra, trang trại của ông Phúc còn tạo công ăn việc làm cho 6 lao động thường xuyên với mức thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng và khoảng 40 lao động thời vụ. Đặc biệt, gia đình ông còn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ bà con khó khăn trên địa bàn về giống, hướng dẫn cách nuôi, cung cấp thức ăn cho đến khi thu hoạch mới hoàn trả vốn.

 

 

Nguyên Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top