Cùng với 13 cơ sở đóng gói, có 70 vùng trồng khoai lang được Trung Quốc chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu sang nước này.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT), ngày 3/4, Cục Bảo vệ thực vật đã nhận công hàm thông báo kết quả kiểm tra trực tuyến doanh nghiệp khoai lang Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC).
Theo đó, ngoại trừ 3 doanh nghiệp được kiểm tra trong quá trình phân tích rủi ro, các chuyên gia Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra trực tuyến đối với 20 cơ sở đóng gói trong danh sách đề xuất của Việt Nam.
Thông qua kiểm tra trực tuyến và trao đổi kỹ thuật, các chuyên gia Trung Quốc xác nhận: 13 trong 23 cơ sở đóng gói đáp ứng được yêu cầu của Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch đối với sản phẩm khoai lang.
Trong thời gian tới, khoai lang của Việt Nam sẽ được đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Vũ Long
10 cơ sở đóng gói còn lại còn một số vấn đề cần khắc phục như: Hệ thống quản lý chưa đạt tiêu chuẩn, thiết bị chưa hoàn chỉnh, thông số kỹ thuật không tốt hoặc cơ sở vật chất chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của Nghị định thư.
Cùng với 13 cơ sở đóng gói này, danh sách 70 vùng trồng khoai lang đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc đã được đăng tải đầy đủ trên website của Cục Kiểm dịch Động thực vật - Tổng cục Hải quan Trung Quốc tại địa chỉ: http://dzs.customs.gov.cn.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT Việt Nam) thực hiện tốt công tác kiểm dịch trước xuất khẩu và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng các yêu cầu của quy trình sản xuất, chế biến.
Trước đó, từ ngày 7-10/3/2023, được sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của Cục Bảo vệ thực vật và đại sứ quán hai nước, đoàn chuyên gia Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra trực tuyến doanh nghiệp khoai lang để được phê duyệt xuất khẩu sang Trung Quốc.
Thời gian tới, phía Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy hơn nữa việc phát triển thương mại khoai lang nói riêng và nông sản nói chung giữa hai nước.
Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch đối với khoai lang xuất khẩu sang Trung Quốc được công bố ngày 22/11/2022. Đây được xem là cơ hội cho người nông dân Việt Nam phát triển ngành hàng, gia tăng giá trị kinh tế cũng như chuyển dịch dần từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch. Bên cạnh các quy định về vùng trồng, giám sát quá trình chế biến, cơ sở đóng gói, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP hoặc tương đương... Nghị định thư yêu cầu phía sản xuất phải áp dụng các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại trên khoai lang tím theo phụ lục. |
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…